Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Mai Hoa, hiện tại tôi đang làm phó giám đốc của một công ty xuất nhập khẩu bánh kẹo trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội. Vừa rồi 2 nhân viên của tôi do không cẩn thận nên trong quá trình vận chuyển đã làm mất đi lô hàng mới được nhập từ bên Mỹ về, giá trị của lô hàng này không hề nhỏ nên phía cấp trên yêu cầu cần phải xử lý nghiêm. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi nhân viên làm mất tài sản công ty phải xử lý như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Nhân viên làm mất tài sản công ty phải xử lý như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Theo quy định có được phạt tiền khi xử lý kỷ luật người lao động hay không?
Trong bất kỳ môi trường làm việc nào thì việc người lao động phạm lỗi là điều vô cùng bình thường, nhưng để xử phạt người lao động sao cho hợp lý nhất lại là điều vô cùng khó khăn. Hình thức phạt dễ dàng nhất có lẽ là phạt tiền nhưng liệu hình thức này có được pháp luật quy định hay không thì cần căn cứ khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
“Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy, theo khoản 2 nêu trên công ty không được phạt tiền khi xử lý kỷ luật người lao động vì vi phạm hành vi nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật.
Nhân viên làm mất tài sản công ty phải xử lý như thế nào?
Trường hợp của chị Hoa không phải là trường hợp hiếm thấy ở bất kỳ công ty nào, bởi tình trạng nhân viên do sơ xuất mà làm mất tài sản công ty xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi. Nhưng để xử lý sao cho hợp tình hợp lý thì là điều không dễ và để trả lời cho câu hỏi nhân viên làm mất tài sản công ty phải xử lý như thế nào thì cần căn cứ theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 129. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”
Như vậy, người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Còn trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Trình tự thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại như thế nào?
Việc xử lý bồi thường thiệt hại khi hư hỏng, mất cắp tài sản vô cùng quan trọng, tình huống này đòi hỏi các cấp trên cao xử lý theo đúng trình tự xử phạt, khi đó lỗi lầm gây ra mới được khắc phục triệt để, đúng quy định pháp luật hiện hành. Và căn cứ theo Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trình tự xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.
2. Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 72 Nghị định này, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
4. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.”
Như vậy, trình tự xử lý bồi thường thiệt hại được quy định như trên.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nhân viên làm mất tài sản công ty phải xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Công ty giải thể có phải trả trợ cấp mất việc làm không?
- Công ty tự ý cho nhân viên nghỉ việc xử lý thế nào?
- Cần phải làm gì khi công ty không trả lương?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 như sau:
“Điều 47. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc giao tài sản được bồi thường bằng hiện vật hoặc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thay thế được thực hiện theo quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Luật này.”
Theo đó, trường hợp tài sản công bị mất do lũ lụt tàn phá thì cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm theo quy định trên.
Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định cụ thể:
“Tài sản quý” bao gồm vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.
Do đó, tài sản quý bao gồm vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 34. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.”
Theo đó, tài sản công của cơ quan cấp trung ương nếu bị mất thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý vấn đề này.