Nhà nước được phép vay tiền để chi cho những khoản nào?

18/11/2021
Nhà nước được phép vay tiền để chi cho những khoản nào?
660
Views

Ngân sách Nhà nước được đóng góp từ rất nhiều nguồn. Một trong số đó chính là thuế, phí mà người dân đóng góp. Do đó, việc Nhà nước chi tiêu ra sao cũng nằm trong câu hỏi của nhiều người. Bởi đó chính là tiền mồ hôi công sức của họ. Thắc mắc này hoàn toàn dễ hiểu. Một phần nâng cao sự hiểu biết của người dân. Tránh cho họ những khúc mắc không đáng có. Tôi biết một vài người luôn cho rằng số tiền đóng thuế sẽ bị ăn chặn. Hoặc rơi vào túi tiền của ai đó. Tuy nhiên, những hoạt động cho ngân sách Nhà nước đều đã được hướng dẫn rất rõ trong luật. 

Ngân sách Nhà nước phải được tính toán chia ra cho rất nhiều khoản. Chắc chắn sẽ có những lúc ngân sách Nhà nước không đủ để thực hiện. Lúc này Nhà nước sẽ phải đi vay. Tuy nhiên, vay để chi cũng có những nguyên tắc nhất định. 

Vậy Nhà nước được phép vay tiền để chi cho những khoản nào?

Hãy cùng lắng nghe lời giải đáp từ phía luật sư X nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Ngân sách Nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước (Khoản 14 điều 4 Luật NSNN 2015) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được CQNN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

Các nước có thời hạn của các năm ngân sách khác nhau (chệch đi so với năm dương lịch) vì có hoạt động chi tiêu khác nhau dựa vào phong tục tập quán. 

Nhà nước có các khoản chi nào?

Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.

Khi nào Nhà nước phải đi vay?

Thông thường, Nhà nước phải vay khi Nhà nước không đủ tiền thực hiện các hoạt động của mình. Đó là tình trạng chi nhiều hơn thu. Tình trạng này được gọi với thuật ngữ “bội chi”. Dù đã có dự toán trước nhưng có nhiều yếu tố dẫn đến bội chi. Những yếu tố khách quan không tránh được có thể là hạn hán, mất mùa,…

Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

Nhà nước có thể vay tiền từ các nguồn nào?

Vay trong nước

Vay nợ người dân thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ. Hiện nay, trái phiếu chính phủ cũng là một kênh đầu tư hấp dẫn. Trái phiếu chính phủ có độ rủi ro thấp do được Nhà nước phát hành. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này khá phức tạp. Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể mua trái phiếu chính phủ. Đồng thời, nếu lãi suất Nhà nước đưa ra quá cao thì sẽ tăng gánh nặng cho nhà nước. Ngược lại, nếu lãi suất quá thấp thì không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu không ai mua trái phiếu chính phủ, Nhà nước không thể huy động được khoản vay này. 

Vay nợ ngân hàng nhà nước. Tín dụng nhà nước rất quan trọng. Duy trì hoạt động thường ngày của nhà nước. Rủi ro là vỡ nợ của nhà nước. Do đó cần tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay không hiệu quả;

Vay nước ngoài

Vay của các quốc gia khác (VD: Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản,…) Tuy nhiên, Nhà nước cũng sẽ phải đánh đổi một lợi ích nào đó. Nếu không phải là tiền thì có thể là lợi ích về chính trị, ngoại giao, văn hóa,… 

Vay của các tổ chức quốc tế khác (VD: Ngân hàng thế giới World Bank,…) 

Nhà nước được phép vay tiền để chi cho những khoản nào?

Căn cứ theo khoản 3 điều 7 Luật Ngân sách Nhà nước 2015:

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Bởi vì chi thường xuyên còn được gọi là chi tiêu dùng, không mang tính đầu tư. Số tiền bỏ ra không có nguồn lãi sau này để bù vào trả nợ. Đối với chi tiêu dùng thì phải có sự điều tiết trong tình trạng bội chi. Nếu cứ đi vay sẽ tạo ra sự áp lực cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên ngân sách trung ương và ngân sách địa phương có những nguyên tắc khác nhau về nguồn vay để bù đắp bội chi. Cụ thể:

Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn:

a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

Bội chi ngân sách địa phương:

a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.” (Điều 7 Luật Ngân sách Nhà nước)

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi. Nhà nước có được vay tiền để chi thường xuyên hay không?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Dự phòng ngân sách Nhà nước là gì?

Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách.

Có thể mua trái phiếu ở đâu?

Thông thường, trái phiếu được phát hành qua những ngân hàng khác. Tuy nhiên thủ tục tương đối phức tạp

Ngân sách địa phương là gì?

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời