Nhà nước có quyền gì đối với đất đai?

13/10/2021
nhà nước có quyền gì đối với đất đai
480
Views

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất đối với con người; và có vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy việc quy định đại diện chủ sở hữu đất đai là việc vô cùng cần thiết, mà ở đây chính là Nhà nước. Vậy trên thực tế nhà nước có quyền gì đối với đất đai? Hãy cùng với Luật sư 247 làm rõ qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn

Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai

Theo Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư; quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Và tại Điều 54 đã quy định: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất; thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ; Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng…..

Như vậy; đất đai được nhà nước quản lý; và thực hiện phân bổ sử dụng cho người dân một cách hợp lý và đùng quy định. Nhà nước xây dựng các quy định luật để quản lý việc sử dụng và phát triển quỹ đất của người dân.

Nhà nước có quyền gì đối với đất đai?

Căn cứ theo điều 13 Luật đất đai 2013 quy định về quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước có các quyền đối với đất đai như sau:

  • Quyết định quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất.
  • Quyết định mục đích sử dụng đất (Thông qua kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất)
  • Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất (Gồm: hạn mức giao đất nông nghiệp; hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở….)
  • Quyết định thu hồi, trưng dụng đất (Vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Đối với việc trưng dụng đất; Nhà nước chỉ được thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết)
  • Quyết định giá đất (Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; và Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể).
  • Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất (Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất)
  • Quyết định chính sách tài chính về đất đai (Nhà nước quyết định chính sách thu; chi tài chính về đất đai;…).
  • Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất;…).

Như vậy; Nhà nước nắm giữ các quyền cơ bản và quan trọng; bên cạnh đó cũng giao cho người sử dụng đất là người dân những quyền và nghĩa vụ nhất định. Để từ đó bảo đảm cho việc khai thác và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả; không lãng phí tài nguyên đất; không gây tổn hại đến nguồn tài nguyên này.

Ưu điểm trong việc thực thi quyền của Nhà nước đối với đất đai

Nhà nước đã và đang thực hiện rất tốt quyền của mình đối với đât đai; đảm bảo được việc quản lý và sử dụng đất đến với các cá nhân, tổ chức.

Căn cứ các quy định pháp luật về đất đai; đến nay nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước; các doanh nghiệp và cá nhân đã tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất đai. Ðây là hoạt động có ý nghĩa; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Hiện nay Nhà nước cơ bản đã hoàn thành việc giao đất cho các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối ở nông thôn theo quy định pháp luật; đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đã chuyển sang cho thuê theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó; Nhà nước đã chỉ đạo thanh tra về quản lý và sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong phạm vi cả nước. Việc thanh tra để đảm bảo phát hiện kịp thời những sai phạm để đưa ra hướng khắc phục; sửa đổi.

Hạn chế trong việc thực hiện quyền của Nhà nước đối với đất đai

Tại nhiều địa phương, việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với nhu cầu; tình hình sử dụng đất trên thực tế, do vậy, quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần.

Trong công tác giao đất; đa số trường hợp không thực hiện đấu thầu dự án; hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà áp dụng ngay hình thức chỉ định nhà đầu tư. Trong đó; nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số dự án không đúng đối tượng; không thuộc danh mục di dời; chuyển mục đích sử dụng từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị không đảm bảo thủ tục và cơ sở pháp lý.

Ngoài ra; các phương pháp xác định giá đất hiện nay còn nhiều bất cập, không rõ ràng nên vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Công tác thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều thiếu sót, bất cập. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai nông nghiệp ở các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Nhà nước có quyền gì đối với đất đai?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cần có những chính sách chiến lược gì để đảm bảo việc sử dụng đất đai?

Để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, hợp lý cần phải gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực (theo lãnh thổ: cả nước, các vùng tự nhiên- kinh tế, các cấp địa phương- tỉnh, huyện, xã); cần xây dựng chiến lược khai thác; sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho thời kỳ.

Chủ sở hữu được hiểu như thế nào?

Chủ sở hữu là chủ thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thẩm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận.

Cho thuê đất là gì?

Cho thuê đất là cơ bản quan trọng của người sử dụng đất. Như vậy; cho thuê đất là quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất; khi đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận