Nguyên tắc xét xử của Tòa án như thế nào hiện nay?

18/08/2022
Nguyên tắc xét xử của Tòa án theo quy định hiện hành
1076
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi là một người không nghiên cứu cũng như hiểu biết nhiều những quy định liên quan tới hoạt động xết xử của Tòa án. Cụ thể tôi có một thắc mắc liên quan đến Nguyên tắc xét xử của Tòa án theo quy định hiện hành. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp câu hỏi “Nguyên tắc xét xử của Tòa án theo quy định hiện hành và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc xét xử của Tòa án theo quy định hiện hành

Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Một là, việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn (khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Như vậy, có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân và có Hội thâm quân nhân tham gia xét xử sở thẩm của Tòa án quân sự. Theo Điều 254 BLTTHS năm 2015, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm Thẩm phán và hai Hội thẩm; trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và 3 Hội thẩm; đối với vụ án có bị bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định theo khung hình phạt có mức phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân (Điều 63). Luật tố tụng hành chính 2015 quy định Hội đồng xét xử vụ án hành chính gồm một Thẩm Phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
  • Vụ án phức tạp (Điều 154).

Theo điều 455 và Điều 456 BLTTHS năm 2015, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng trong điều tra, truy tố và xét xử khi có đủ các điều kiện sau đây: (1) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú; (2) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; (3) Tội phạm đã được thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; (4) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Khoản 2 Điều 463 còn quy định trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

Hai là, theo Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân Luật ghi rõ, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm chỉ căn cứ vào chứng cứ và pháp luật để giải quyết vụ việc, không phụ thuộc vào bất kỳ ai, kể cả giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử với nhau, kể cả Tòa án cấp trên theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và Tòa án cấp dưới trong trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước Tòa án.

Nguyên tắc xét xử của Tòa án theo quy định hiện hành
Nguyên tắc xét xử của Tòa án theo quy định hiện hành

Một số các nguyên tắc khác được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

– Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Nguyên tắc này nhằm phát huy trí tuệ tập thể, dân chủ, đảm bảo cho việc xét xử được khách quan, toàn diện. Đồng thời, với thủ tục rút gọn trong một số vụ án đơn giản, nguyên tắc này đảm bảo cho việc xét xử được nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, tránh sự tồn đọng án (Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dần năm 2014).

–  Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trước Tòa án. Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc quan trọng của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo nguyên tắc này, mọi tội phạm, mọi tranh chấp pháp lý của bất kỳ ai thực hiện đều được Tòa án xét xử công bằng, không thiên vị (Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

– Nguyên tắc người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án. Tiếng nói và chữ viết dùng trước Tòa án là tiếng Việt, nếu có người tham gia tố tụng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc họ thì Tòa án phải chỉ định người phiên dịch. Nguyên tắc này bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thể hiện đúng đắn và chính xác ý chí của mình trước Tòa, thể hiện tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, hội nhập và hợp tác quốc tế (Điều 15 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

– Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xét xử phải đúng thời hạn quy định, không thiên vị để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện để thu hút đông đảo nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử, qua đó nâng cao ý thức pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác (Điều 103, Điều 11 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

– Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. Nguyên tắc này đảm bảo việc thực hiện quyền tố tụng của bị cáo và đương sự được xét xử qua hai cấp, cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng (Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

– Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án. Các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Mọi hành vi xâm hại đến sự tôn nghiêm, danh dự, cản trở hoạt động của Tòa án bị nghiêm cấm. Người có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (Điều 106 Hiến pháp năm 2013, Điều 16,17 Luật tổ chức Tòa án nhân dần năm 2014).

– Nguyên tắc Tòa án nhân dân phải chịu trách nhiệm bồi thường khi để xảy ra oan sai trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình giải quyết vụ việc, nếu Tòa án nhân dân để xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra oan sai phải có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật (Điều 1, Điều 2 và Điều 64 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Nguyên tắc xét xử của Tòa án theo quy định hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đăng ký làm lại giấy khai sinh, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm

Việc thực hiện nguyên tắc này giúp cho Nhà nước chọn được những người có đủ tiêu chuẩn về’ chuyên môn cũng như đại diện tính nhân dân để thực hiện tốt chức năng xét xử, nhắc nhở Thẩm phán, Hội thẩm nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác xét xử
Điều 7 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
1. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Tòa án.
2. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

Thẩm quyền xét xử của tòa án

Thẩm quyền xét xử của tòa án là quyền xem xét và quyết định trong hoạt động xét xử của Tòa án theo quy định của pháp luật, đây là một quyền chuyên biệt trao riêng cho Tòa án, không phân biệt phân cấp, phân vùng lãnh thổ.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.