Trong quá trình tố tụng, đặc biệt là tố tụng dân sự, chúng ta thường nghe nhiều đến thuật ngữ “nguyên đơn, bị đơn”. Các quan hệ này phát sinh trong quá trình tố tụng. Trên thực tế trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có thể phát sinh nhiều vấn đề khác so với quy trình ban đầu. Đặc biệt là vấn đề lấy lời khai. Vậy Nguyên đơn có được lấy lời khai của bị đơn không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Nguyên đơn là gì?
Định nghĩa sau được căn cứ theo khoản 2 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Bị đơn là gì ?
Bị đơn là đương sự bị kiện, tham gia tố tụng mang tính bắt buộc để trả lời việc kiện, bị đơn không chủ động như nguyên đơn, trong các vụ án dân sự bị đơn bị coi là xâm phạm đến quyền, lợi ích của nguyên đơn hoặc tranh chấp với nguyên đơn.
Bị đơn trong vụ án dân sự là cá nhân, tổ chức, cơ quan, trong suốt quá trình tham gia tố tụng bị đơn phải cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nguyên đơn có được lấy lời khai của bị đơn hay không?
Căn cứ điều 97 quy định về xác minh, thu nhập chứng cứ như sau:
Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
4. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm a, g và h khoản 2 Điều này.
Khi Thẩm tra viên tiến hành biện pháp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
6. Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
Như vậy, lời khai của đương sự hay trong trường hợp này lời khai của bị đơn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Do đó, nguyên đơn có thể lấy xác nhận nhưng không được lấy lời khai.
Trường hợp nguyên đơn đã có bản tự khai rồi thì có bị lấy lời khai không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về lấy lời khai của đương sự (đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) như sau:
“Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.”
Như vậy, theo quy định thì việc lấy lời khai của đương sự chỉ được tiến hành khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Trong trường hợp nguyên đơn đã có bản tự khai rồi nhưng nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng thì thẩm phán sẽ tiến hành lấy thêm lời khai của nguyên đơn, làm cơ sở để thủ thập chứng cứ giải quyết vụ án.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nguyên đơn có được lấy lời khai của bị đơn không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Yêu cầu phản tố nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn.
Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn đang bị người này xâm phạm.
Căn cứ vào Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
Về đối tượng mà yêu cầu phản tố của bị đơn hướng đến: Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ hướng đến nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố: Bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.