Người yêu cầu công chứng không ký được thì có cần người làm chứng hay không?

28/09/2022
Người yêu cầu công chứng không ký được thì có cần người làm chứng hay không?
508
Views

Người yêu cầu công chứng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và phải đảm bảo những điều cần công chứng là đúng sự thật không trái với pháp luật quy định. Và theo quy định người yêu cầu công chứng không ký được thì có cần người làm chứng hay không? Cùng luật sư 247 tìm hiểu quy định về người yêu cầu công chứng.

Căn cứ pháp lý

Người yêu cầu công chứng không ký được thì có cần người làm chứng hay không?

Tại Điều 47 Luật Công chứng 2014 có quy định về người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch như sau:

1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.

Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.

2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.

Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.

Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

3. Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.

Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.

Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.

Người yêu cầu công chứng không ký được thì có cần người làm chứng hay không?
Người yêu cầu công chứng không ký được thì có cần người làm chứng hay không?

Khi công chứng hợp đồng người không biết chữ sẽ dùng ngón tay nào để điểm chỉ?

Tại Điều 48 Luật Công chứng 2014 có quy định về vấn đề ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:

1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.

Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:

a) Công chứng di chúc;

b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Người yêu cầu công chứng toàn bộ nội dung trong hợp đồng có phải ký vào từng trang trong hợp đồng hay không?

Căn cứ Điều 41 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng như sau:

1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.

2. Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Hành vi giả mạo người yêu cầu công chứng để công chứng bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì đối với hành vi giả mạo người yêu cầu công chứng để công chứng hợp đồng giao dịch giả thì sẽ bị phạt lên đến 30 triệu đồng, cụ thể mức phạt như sau:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng;”

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì đối với hành vi trên còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:

“a) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3 Điều này;”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Người yêu cầu công chứng không ký được thì có cần người làm chứng hay không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập á nhân, khai quyết toán thuế sai,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Chữ viết trong văn bản công chứng được quy định như thế nào?

Tại Điều 45 Luật Công chứng 2014 có quy định về chữ viết trong văn bản công chứng như sau:
1. Chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được tẩy xoá, không được để trống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ, phút nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết. Các con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Xử phạt khi tiến hành công chứng mà gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, khi công chứng viên tiến hành công chứng mà gây khó khăn, sách nhiễu cho người yêu cầu công chứng đã đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì sẽ bị xử phạt lên đến 7 triệu đồng, cụ thể như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;”

Người yêu cầu công chứng có được ký vào văn bản dịch không?

Theo Khoản 2 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định quy trình công chứng bản dịch như sau:
Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.