Người Việt Nam ở nước ngoài có được kinh doanh thương mại điện tử không?

18/10/2021
Người Việt Nam ở nước ngoài có được kinh doanh thương mại điện tử không?
681
Views

Người Việt Nam sống ở Mỹ; mong muốn mở shop online trên các sàn thương mại điện tử; nhập hàng từ Mỹ rồi bán về Việt Nam. Như vậy có vi phạm pháp luật hay không? Người Việt Nam ở nước ngoài có được kinh doanh thương mại điện tử không? Thủ tục thông báo quản lý website TMĐT, Hồ sơ kinh doanh TMĐT thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP;
  • Thông tư 47/2014/TT-BTC;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Khái niệm Thương mại điện tử

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định:

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Như vậy, TMĐT bản chất là hoạt động mua bán hàng hoá; thay vì diễn ra trực tiếp thì sẽ diễn ra trên các nền tảng là các website bán hàng đăng ký theo quy định của pháp luật.

Hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

– Website TMĐT bán hàng: là website TMĐT do các thương nhân; tổ chức; cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại; bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

– Website cung cấp dịch vụ TMĐT: là website TMĐT do thương nhân; tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân; tổ chức; cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch TMĐT;

+ Website đấu giá trực tuyến;

+ Website khuyến mại trực tuyến;

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Người Việt Nam ở nước ngoài có được kinh doanh thương mại điện tử không?

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;

c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT; quy định tại Mục 5 Chương IV Nghị định 85/2021/NĐ-CP tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì không thuộc đối tượng được kinh doanh TMĐT theo quy định trên.

Như vậy, nếu không cư trú ở Việt Nam; muốn tạo website bán hàng về Việt Nam; trước hết cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật Mỹ.

Nếu không có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì phải sử dụng tên miền Việt Nam. Sau đó, bạn cần thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng; theo quy định tại Điều 52 nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Thủ tục thông báo với Bộ Công thương về quản lý website TMĐT

Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống

Cung cấp những thông tin sau:

– Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;

– Số đăng ký kinh doanh của thương nhân; hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

– Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

– Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân; tổ chức; cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân; tổ chức; cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp

 Bước 3: Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân; tổ chức; cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

– Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

4. Trong vòng 10 ngày làm việc; kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân; tổ chức; cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.”

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử thế nào?

a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử thế nào?

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận