Hiện nay có rất nhiều vụ án và vụ việc hành chính xảy ra trong đời sống quanh ta. Những vụ việc này là mối quan hệ giữa hai chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước và người dân trong các quan hệ xã hội như giao thông, đất đai,… Luật tố tụng là để điều chỉnh các quan hệ tố tụng như khiếu nại, tố cáo và khởi kiện giữa hai bên chủ thể kể trên. Luật tố tụng hành chính không những góp phần bảo vệ công lý, quyền công dân mà còn đem đến công bằng xã hội và lợi ích của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vậy pháp luật quy định như thế nào về người tiến hành tố tụng hành chính? Sau đây hãy cùng Luật sư 247 đi tìm các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề pháp lý này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật tố tụng hành chính 2015
Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng hành chính là gì?
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Người tiến hành tố tụng hành chính là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
- Tòa án;
- Viện kiểm sát.
Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
- Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
- Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại Điều 14 của Luật này;
- Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
- Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;
- Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng hành chính;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;
- Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt hành vi đó nếu phát hiện có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật;
- Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này;
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Thẩm phán có quyền hạn gì?
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xử lý đơn khởi kiện.
- Lập hồ sơ vụ án hành chính.
- Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này.
- Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án hành chính ra giải quyết.
- Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này.
- Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.
- Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
- Chủ tọa hoặc tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
- Xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật.
- Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này.
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Trường hợp nào thay đổi người tiến hành tố tụng?
Theo quy định tại Điều 45 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định: Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
- Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người tiến hành tố tụng hành chính” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về mã số thuế cá nhân tra cứu,… Hy vọng không chỉ những kiến thức pháp lý về phần này mà những kiến thức pháp lý trong các bài viết khác sẽ giúp ích cho quý độc giả của Luật sư 247. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục mở thừa kế.
- Hướng dẫn phân chia thừa kế tài sản theo quy định năm 2022
- Quy định về trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2023 như thế nào?
- Vứt rác không đúng nơi quy định phạt bao nhiêu
Câu hỏi thường gặp
Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền quyết định kháng nghị. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.
Người vừa là đương sự vừa là người đại đại diện của đương sự không được tham gia với tư cách là người tiến hành tố tụng hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật tố tụng hành chính 2015.
– Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
– Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ra quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
– Tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính.
– Tiến hành hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.