Người thân có tiền án có được vào Đảng không?

05/07/2022
Người thân có tiền án có được vào Đảng không
1273
Views

Xin chào luật sư. Em có vấn đề muốn hỏi như sau. Hiện tại em đang học Đại học và muốn nộp hồ sơ xin vào Đảng. Nhưng em đang lo lắng không đuợc xét vì anh trai em từng có tiền án. Vậy trường hợp như em có đựơc xét duyệt vào Đảng không ạ? Theo quy định của pháp luật hiện nay người thân có tiền án có được vào Đảng không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Điều kiện kết nạp Đảng viên

Điều 1 Điều lệ Đảng công sản Việt Nam quy định về Đảng viên như sau:

– Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

– Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Như vậy, điều kiện cơ bản để được xét kết nạp Đảng là người kết nạp phải là công dân Việt Nam, có tuổi đời từ 18 tuổi trở lên, tự nguyện và mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng… về tiêu chuẩn về tuổi đời và trình độ học vấn sẽ được quy định cụ thể tại Điều 1 Quyết định 29-QĐ/TW.

Người thân có tiền án có được vào Đảng không?
Người thân có tiền án có được vào Đảng không?

Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

Theo quy định tại khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW về thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên, khi xem xét thì người muốn kết nạp sẽ phải trải qua một quá trình đó là thẩm tra lý lịch. Cụ thể:

Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

Nội dung thẩm tra:

– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phương pháp thẩm tra:

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

Như vậy, xét lí lịch đối với người thân người vào Đảng là một trong những việc chấp hành các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Người thân có tiền án có được vào Đảng không?

Như vậy, theo quy định nêu trên, việc xét lí lịch đối với người thân người vào Đảng là một trong những quy định về việc chấp hành các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Việc anh trai bạn từng có tiền án thì cần xét đến xem anh bạn đã được xóa án tích đối với tội này hay chưa. Theo quy định của Bộ luật hình sự về việc đương nhiên xóa án tích:

Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

– Người được miễn hình phạt.

– Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

  • Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
  • Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
  • Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.

Vì không rõ anh trai bạn đã được xóa án tích hay chưa nên bạn xem xét về quy định trên xem anh bạn đã đủ điều kiện xóa án tích hay chưa, nếu đã đủ điều kiện xóa án tích thì anh bạn sẽ được coi là chưa bị kết án và khi xét lí lịch thì bạn có thể thông qua được điều kiện này.

Người thân từng đi tù có được vào Đảng không?

Nếu trước đó người thân bạn đã đi tù, hiện tại người đó đã được xoá án tích; thì bạn vẫn có thể được kết nạp Đảng bởi bởi khi một người được xoá án tích thì người đó sẽ được coi là chưa bị kết án (căn cứ khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự).

Trong đó có:

– Đương nhiên xoá án tích

  • Đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thửu thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án;
  • Không bị kết án các Tội xâm phạm an ninh quốc gia, Tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
  • Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi vi phạm tội mới hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn luật định.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người thân có tiền án có được vào Đảng không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến muốn đổi tên cho con trong giấy khai sinh; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mất thẻ đảng viên có bị kỷ luật không?

Mất thẻ Đảng viên sẽ bị kỷ luật. Tùy số lần vi phạm và mức độ vi phạm mà mất thẻ Đảng viên có thể phải chịu các hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.

Trường hợp nào bị xóa tên Đảng viên?

Đảng viên bị xóa tên trong các trường hợp sau:
– Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng.
– Không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng.
– Đảng viên tự ý trả thẻ.
– Đảng viên tự hủy thẻ Đảng viên.
– Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ Đảng viên và đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ
 – Đảng viên 02 năm liền vi phạm tư cách đảng viên.

Đảng viên sinh con thứ 3 có bị khai trừ không?

Với chủ thể đặc biệt như Đảng viên, thì việc vi phạm chính sách dân số sẽ phải chịu hình thức kỷ luật 
Với hình thức kỷ luật: Căn cứ vào Quyết định 102-QĐ/TW thì có 3 hình thức xử lý kỷ luật như sau: 
– Sinh con thứ 3: Bị khiển trách
– Sinh con thứ 3 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 4: Bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)
– Sinh con thứ 3, thứ 4 gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 5 trở lên: Bị khai trừ ra khỏi Đảng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.