Người thân có phải trả khoản nợ của người đã chết không?

05/01/2022
Người thân có phải trả khoản nợ của người đã chết không
936
Views

Người thân có phải trả khoản nợ của người đã chết không

Câu hỏi

Xin chào Luật sư, trước đây bố tôi có vay một khoản tiền của người quen; gia đình chúng tôi không hề biết. Sau khi bố tôi mất, họ có đến gia đình tôi đòi. Gia đình tôi có mẹ tôi và 3 anh chị em, đều chưa lập gia đình. Luật sư cho tôi hỏi, người thân có phải trả khoản nợ của người đã chết không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật sư X trong việc giải quyết vấn đề trên. Sau đây, Luật sư X sẽ tư vấn cho vấn đề “Người thân có phải trả khoản nợ của người đã chết không?” như sau:

Căn cứ pháp lí

Bộ Luật Dân sự năm 2015

Nội dung

Quy định của pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015; việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

  1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Bình luận

Căn cứ theo quy định trên; khi bố bạn mất mà để lại di sản; những người thừa kế sẽ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ mà bố bạn có. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản này; sẽ chỉ được thực hiện trong phạm vi di sản mà người đó được hưởng. Nếu không có di sản để lại; người thừa kế không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do bố bạn để lại.

Chẳng hạn như khi mất bố của bạn để lại tài sản trị giá 100 triệu; thì 100 triệu đó sẽ phải đem đi thanh toán khoản nợ trên trước; sau đó còn lại bao nhiêu mới được chia thừa kế cho những người được thừa kế.

Ai có nghĩa vụ trả nợ khi người vay chết?

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bố của bạn có 03 người con; và còn mẹ của bạn. Việc xác định người có nghĩa vụ trả nợ tùy thuộc vào ai là người được thừa kế tài sản.

  • Trong trường hợp bố của bạn có để lại di chúc và di chúc hợp pháp thì những người thừa kế được chia tài sản trong di chúc sẽ là những người phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ trên.

Quy định của pháp luật

Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

  1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

  1. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Bình luận

Căn cứ theo quy định trên, những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn sẽ được hưởng di sản dù họ không được lập di chúc cho hưởng di sản, vì vậy họ cũng là người có trách nhiệm thanh toán khoản nợ do người mất để lại.

  • Trong trường hợp bố bạn mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp này, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm mẹ bạn, bạn và các anh chị em sẽ đều có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ do bố bạn để lại.

Chỉ trừ trường hợp bạn là người duy nhất được hưởng di sản của bố; thì bạn mới phải một mình chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ trên.

Như vậy người thân vẫn có nghĩa vụ trả những khoản nợ của người đã mất.

Xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Người thân có phải trả khoản nợ của người đã chết không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vay tiền là gì?

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tiền (hay chính là hợp đồng vay tài sản) là sự thỏa thuận giữa các bên mà bên cho vay giao tiền cho bên vay, trong một thời hạn nhất định, bên vay phải trả lại đủ số tiền đã vay và trả thêm lãi (nếu có thỏa thuận).

Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản?

Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.