Người tâm thần có phải làm Căn cước công dân không?

27/02/2023
Người tâm thần có phải làm Căn cước công dân không
193
Views

Tôi có một người chị gái bị tâm thần đến nay đã 20 năm. Trước chị có làm chứng minh nhân dân nhưng hiện nay theo luật mới thì toàn bộ người dân phải đổi sang căn cước công dân gắn chip. Gia đình tôi muốn đưa chị ra làm lại căn cước công dân nhưng chị phản ứng quyết liệt. Luật su cho tôi hỏi người tâm thần có phải làm Căn cước công dân không?

Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247. Vấn đề của chị chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Căn cước công dân là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:

– Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:

– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.

Người tâm thần có phải làm Căn cước công dân không?

Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, trong đó:

Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, người đang mắc bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn có thể làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân nhưng cần có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục.

Và quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là một trong những trường hợp bắt buộc công dân phải thực hiện thủ tục đổi lại chứng minh nhân dân (CMND). Tuy nhiên hiện nay, đã ngừng cấp CMND và CCCD mã vạch, do đó chị của anh sẽ được cấp thẻ CCCD gắn chip.

Người tâm thần có phải làm Căn cước công dân không
Người tâm thần có phải làm Căn cước công dân không

Người tâm thần làm căn cước công dân có phải đóng phí không?

– Đổi CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

– Đổi, cấp lại CCCD cho bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh/người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh/hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;

– Đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chíp cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

3 trường hợp không phải nộp lệ phí làm CCCD gắn chíp

Thứ nhất, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp CCCD lần đầu.

Thứ hai, đổi CCCD khi đến độ tuổi phải đổi (công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi).

Thứ ba, đổi thẻ CCCD khi có sai sót về thông tin do lỗi của cơ quan quản lý thẻ CCCD.

Vậy người bị tâm thần phải nộp lệ phí khi làm căn cước công dân gắn chip.

Lệ phí làm căn cước công dân

Mức lệ phí làm CCCD năm 2022 có nhiều điều chỉnh, trong đó có sự hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho người dân do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ 1.1.2022 đến hết ngày 30.6.2022, mức thu lệ phí cấp CCCD được tính bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC.

– Chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số/12 số sang thẻ CCCD, lệ phí giảm còn 15.000 đồng (theo quy định là 30.000 đồng).

– Đổi thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu, lệ phí giảm còn 25.000 đồng (theo quy định là 50.000 đồng).

– Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, lệ phí là 35.000 đồng (theo quy định là 70.000 đồng).

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Người tâm thần có phải làm Căn cước công dân không“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ thành lập công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tôi có người chị sinh năm 1971, bị bệnh tâm thần và 20 năm trước có làm làm CMND. Đến nay hết hạn mà vẫn chưa đổi thì bây giờ có phải đi làm CCCD gắn chip không?

Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, trong đó:
Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người đang mắc bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn có thể làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân nhưng cần có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục.

Người tâm thần có thuộc trường hợp được miễn phí lệ phí làm căn cước công dân?

– Đổi CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

– Đổi, cấp lại CCCD cho bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh/người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh/hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;
– Đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chíp cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
3 trường hợp không phải nộp lệ phí làm CCCD gắn chíp
Thứ nhất, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp CCCD lần đầu.
Thứ hai, đổi CCCD khi đến độ tuổi phải đổi (công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi).
Thứ ba, đổi thẻ CCCD khi có sai sót về thông tin do lỗi của cơ quan quản lý thẻ CCCD.
Vậy người tâm thần không thuộc trường hợp được miễn lệ phí làm căn cước công dân gắn chíp.

Người tâm thần khi hết hạn chứng minh có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chíp?

Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là một trong những trường hợp bắt buộc công dân phải thực hiện thủ tục đổi lại chứng minh nhân dân (CMND). Tuy nhiên hiện nay, đã ngừng cấp CMND và CCCD mã vạch, do đó sẽ được cấp thẻ CCCD gắn chip.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.