Người nước ngoài vi phạm hành chính có bị trục xuất về nước?

19/11/2021
Người nước ngoài vi phạm hành chính có bị trục xuất về nước?
615
Views

Chào Luật sư! bạn tôi là lao động người Canada đã làm việc tại Việt Nam được 01 năm. Tuy nhiên, bạn tôi bị xử phạt hành chính nhiều lần. Tôi lo ngại rằng việc người nước ngoài vi phạm hành chính nhiều lần như vậy sẽ bị trục xuất về nước! Vì vậy, Luật sư cho tôi hỏi là Người nước ngoài vi phạm hành chính có bị trục xuất về nước không? Người nước ngoài vi phạm hành chính bị trục xuất về nước trong trường hợp nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Trục xuất là gì?

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”

Hình phạt trục xuất tại Điều 37 Bộ luật Hình sự là hình phạt riêng biệt dành cho các đối tượng phạm tội là người nước ngoài, người không quốc tịch.

Trường hợp Tòa án đã áp dụng hình phạt chính là các hình phạt khác, không phải là trục xuất. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án có thể áp dụng trục xuất như là một hình phạt bổ sung.

Người nước ngoài vi phạm hành chính có bị trục xuất về nước?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

“Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Dựa vào các quy định trên, có thể thấy, trục xuất trong pháp luật hình sự và hành chính có nhiều nét tương đồng chung.

Tuy nhiên, so với hình phạt trục xuất trong tố tụng hình sự, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính nhỏ hơn hậu quả của hành vi phạm tội hình sự gây ra.

Bên cạnh đó, Trong lĩnh vực hình sự, cơ quan có thẩm quyền quyết định trục xuất người nước ngoài phạm tội hình sự là Tòa án. Còn trong lĩnh vực hành chính, người có thẩm quyền ra quyết định trục xuất là Giám đốc cơ quan công an cấp tỉnh và Cục trưởng cực quản lý xuất nhập cảnh.

Người phạm tội bị Tòa án ra quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam thì bị xem là một án tích. Còn nếu họ bị áp dụng chế tài trục xuất trong lĩnh vực hành chính thì không bị xem là một án tích.

Quyền, nghĩa vụ của người bị trục xuất

Điều 8 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất như sau:

Người bị trục xuất có quyền

  • Được biết lý do bị trục xuất; nhận quyết định trục xuất chậm nhất là 48 giờ trước khi thi hành;
  • Được liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước mình để được bảo vệ; trợ giúp;
  • Được thực hiện các chế độ ăn; mặc; sinh họạt riêng trong thời gian chờ làm thủ tục trục xuất;
  • Được mang theo tài sản hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
  • Được khiếu nại; tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại; tố cáo.

Người bị trục xuất có nghĩa vụ

  • Thực hiện đầy đủ các quy định trong quyết định trục xuất;
  • Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
  • Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự; hành chính; kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
  • Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Người nước ngoài bị trục xuất có được nhập cảnh trở lại Việt Nam?

Tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định:

Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
  • Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
  • Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 21 của Luật cũng có quy định. Những trường hợp chưa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có:
  • Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

Như vậy, theo quy định trên thì người bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam vẫn được nhập cảnh trở lại Việt Nam nếu đáp ứng quy định về hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực. Bên cạnh đó, để được nhập cảnh vào Việt Nam đối với những người đã bị trục xuất; thì phải quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực mới được nhập cảnh trở lại Việt Nam.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, người nước ngoài có thể bị trục xuất tại Việt Nam khi khi có hành vi vi phạm hành chính. Do đó, người nước ngoài cần tìm hiểu các quy định của Việt Nam để tránh những thiệt hại xảy ra.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Người nước ngoài vi phạm hành chính có bị trục xuất về nước? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014; quy định cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Người nước ngoài nhận con nuôi người Việt Nam thì đăng ký ở đâu?

Theo nghị định 19/2011/NĐ-CP, người nước ngoài nhận con nuôi người Việt Nam thì đăng ký ở:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi
– Nếu trẻ em có cơ sở nuôi dưỡng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tư pháp sẽ thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài.

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (Vietnam Work Permit) khi được cấp cho 1 cá nhân thì chứng tỏ người đó đủ điều kiện làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Giấy phép lao động là giấy phép do Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội cấp. Khi có giấy phép, người lao động sẽ được bảo vệ theo luật lao động Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Thời hạn tối đa của giấy phép lao động là 02 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận