Công chứng là việc của tổ chức hành nghề công chứng xác thực tính hợp pháp của loại giấy tờ như hợp đồng, giao dịch dân sự,… Bởi vậy tính pháp lý của chúng luôn được đảm bảo. Bất cứ ai cũng đều có nhu cầu được thực hiện công chứng, bao gồm cả người nước ngoài khi tới Việt Nam. Vậy Người nước ngoài đi công chứng ở Việt Nam có được không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Công chứng là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Người nước ngoài đi công chứng ở Việt Nam có được không?
Tại Điều 47 Luật Công chứng 2014 có quy định về người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch như sau:
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
3. Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.
Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Như vậy, không có quy định về việc người nước ngoài không được đi công chứng tại Việt Nam, cho nên bạn sẽ được thực hiện công chứng tại Việt Nam.
Người nước ngoài ủy quyền cho người Việt Nam có cần công chứng không?
Quy định về uỷ quyền tuỳ từng trường hợp mà việc uỷ quyền có thể phải công chứng. Việc uỷ quyền giữa người nước ngoài và người Việt Nam thông thường phải có công chứng. Theo khoản 2 điều 55 Luật công chứng 2014 quy định:
Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Như vậy, đối với trường hợp người có quốc tịch nước ngoài uỷ quyền co người có quốc tịch Việt Nam có thể liên hệ lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài để thực hiện thủ tục uỷ quyền nếu người Việt Nam có mặt tại nước ngoài hoặc thực hiện công chứng bởi 2 tổ chức công chứng gồm lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài và một tổ chức công chứng bất kỳ tại Việt Nam.
Đại sứ quán có được công chứng không?
Theo điều 78 luật công chứng 2014 quy định:
Điều 78. Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao
2. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.
3. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao thực hiện công chứng theo thủ tục quy định tại Chương V của Luật này, có quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Như vậy, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài của Việt Nam bao gồm đại sứ quán và lãnh sự quán hoàn toàn có thể thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng uỷ quyền. Về vấn đề hợp pháp hoá lãnh sự, do đây là các tài liệu do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thực hiện do vậy không cần thực hiện các thủ tục về hợp pháp hoá lãnh sự.
Hủy hợp đồng ủy quyền phải đến văn phòng công chứng trước đó đã ký, có đúng không?
Theo Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:
– Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
– Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
– Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.
Như vậy, khi muốn hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng thì phải đến tại tổ chức hành nghề công chứng trước đó thực hiện và do công chứng viên ký xác nhận hợp đồng này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Người nước ngoài đi công chứng ở Việt Nam có được không”. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng độc thân; hoặc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng doanh nghiệp,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng 2014, hợp đồng ủy quyền đã được công chứng chỉ được hủy bỏ khi đáp ứng điều kiện là có sự thỏa thuận và văn bản cam kết của tất cả những người đã tham gia hợp đồng ủy quyền đó.
Lưu ý: Trường hợp một trong các bên trong hợp đồng ủy quyền chứng minh được việc công chứng hợp đồng ủy quyền vi phạm pháp luật thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng ủy quyền đã được công chứng này vô hiệu mà không cần đáp ứng điều kiện có sự thỏa thuận và văn bản cam kết của tất cả những người tham gia hợp đồng ủy quyền (Điều 52 Luật Công chứng 2014).
Phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng, phí công chứng giấy ủy quyền là 20.000 đồng/ trường hợp
Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 5.000 đồng/trang.
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Công chứng 2014, thẩm quyền hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng là tổ chức hành nghề công chứng – nơi đã thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền và được tiến hành bởi công chứng viên.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng đã chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thực hiện việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng.