Năm 2021 có lẽ là 1 năm quá tàn khốc đối với nhiều người khi đại dịch kéo đến; số ca bệnh lây nhiễm luôn ở trong tình trạng tăng cao; tình trạng báo động trên toàn Thế giới. Đại dịch đã đẩy nhiều người vào hoàn cảnh khó khăn; không có công ăn việc làm. Trước thực tế đó; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24-9-2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu xem Người lao động được hưởng chế độ gì khi thất nghiệp do dịch Covid-19? nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghị quyết số 116/NQ-CP
Nội dung tư vấn
Người lao động được hưởng chế độ gì khi thất nghiệp do dịch Covid-19?
Người lao dộng được hỗ trợ tiền
Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30-9-2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 đến hết ngày 30-9-2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hằng tháng.
Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.
Nguồn kinh phí: khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.
Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 1 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31-12-2021.
Người dân cần làm gì để đăng ký nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp?
Theo quy định tại Quyết định số 28, chỉ áp dụng phương thức nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo hình thức trực tuyến đối với nhóm người lao động đã dừng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 đến hết ngày 30-9-2021, có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm; không áp dụng cho nhóm người lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm nộp danh sách người lao động nhận hỗ trợ của đơn vị cho cơ quan Bảo hiểm xã hội). Người lao động có thể đề nghị hỗ trợ theo 2 cách:
- Nộp hồ sơ qua ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số
- Nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam
Như vậy; chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về những chế độ mà người lao động được hưởng do đại dịch covid-19.
Cần làm gì khi chưa nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?
Theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định rất rõ các điều kiện để được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
– Đầu tiên: Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương
+ Tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ 01/5/2021 – 31/12/2021 và bắt đầu tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương cũng trong khoảng thời gian này.
+ Đang tham gia BHXH bắt buộc.
– Thứ hai: Trường hợp bị ngừng việc
+ Bị ngừng việc và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong khu vực bị phong tỏa từ 14 ngày trở lên;
+ Đang tham gia BHXH bắt buộc
– Thứ ba: Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp
+ Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
+ Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ 01/5/2021 – 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (trừ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).
– Thứ tư: Trường hợp không có hợp đồng lao động (lao động tự do)
Điều kiện hưởng của đối tượng này do các địa phương quy định. Cụ thể như ở Hà Nội, theo Quyết định 3642/QĐ-UBND, người lao động tự do được nhận hỗ trợ nếu:
– Cư trú hợp pháp trên địa bàn Hà Nội
– Bị mất việc làm do phải dừng hoạt động từ 01/5/2021 – 31/12/2021.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Sư X. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Anh/ Chị có thể làm đơn khiếu nại đến ủy ban xã/ phường để trình bày lí do của mình. Địa phương sẽ xem xét anh/ chị nhé!
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. Trong thời gian người lao động chưa kiếm được việc làm; các chế độ của BHTN sẽ hỗ trợ một phần thu nhập; tạo cơ hội cho người lao động học nghề và tìm kiếm công việc mới.