Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?

09/08/2022
Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?
374
Views

Dạ thưa Luật sư, nhà tôi kinh doanh cốm dừa ở Bến Tre, nay tôi muốn sản phẩm mang lại giá trị thương mại cao và phát triển trên thị trường kinh doanh hơn, tôi muốn được đăng ký bảo hộ sản phẩm với chỉ dẫn địa lý ( Cốm dừa Bến Tre). Tôi đã đủ điều kiện đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không? Pháp luật đã có những quy định gì về vấn đề này ạ! Xin cảm ơn Luật sư.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp ngay thông qua bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như trả lời cho câu hỏi Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn đại lý không? Mời bạn đón đọc nhé!

Căn cứ pháp lý

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: Gốm sứ Bát Tràng, Nước mắm Phú Quốc, Bưởi Phúc Trạch…

Căn cứ Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ và người kinh doanh cần phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý

Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý: “1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm mang chỉ dẫn đại lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”.

Như vậy, chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu được xác định là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ. Những dấu hiệu dùng để xác định sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng hay lãnh thổ cụ thể. Chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được bảo hộ:

Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, có đặc tính chủ yếu thể hiện trong chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ, thì danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông quan mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Tại khoản 2 Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp”.

Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?
Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?

Điều kiện đại lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý

Những điều kiện đại lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ:

“1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống địa phương.”

Chủ thể sản xuất, kinh doanh có nhu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý in phẩm, phải tuân theo những quy định tại quy định về thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Thông tư số 13/2010/TT BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 và Thông tư số 18/2011/TT BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 tại khoản 43.4:

Bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm phải có các thông tin về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định, được xác định bằng các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định lượng về vật lý, hóa học, sinh học, có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc bằng chuyên gia theo một phương pháp thử xác định.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định và được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng. Điều kiện địa lý tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bao gồm các yếu tố độc đáo về khí tượng, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố độc đáo về kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của địa phương như: Công đoạn sản xuất, từ sản xuất nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công đoạn đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn này có ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm.

– Nếu quy trình này có ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, trong đó có các thông tin rõ ràng và chi tiết đến mức có thể kiểm tra được. Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải thể hiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý hội tụ đủ các điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019):

“1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa Việt Nam.

2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.

3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm (hiện tượng chồng lấn giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu).

4. Chỉ dẫn địa lý gây sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó”. Hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?
Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?

Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý

Tại Điều 3 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;

+ Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;

+ Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

– Ngoài các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;

+ Buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa;.

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm gắn trên tang vật, phương tiện vi phạm đó; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; Bằng bảo hộ, giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;

+ Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;  Các biện pháp khác được áp dụng như: Buộc cải chính công khai đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp; Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm bị tẩu tán; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán hoặc tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, việc xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm là xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt được áp dụng dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự:

+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì giá theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;

+ Giá thành của hàng hóa vi phạm nếu là hàng hóa chưa xuất bán.

Theo quy định của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, đối với tang vật là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ thì giá trị hàng hóa đó được xác định như giá trị hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Trường hợp không thể áp dụng các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định giá trị tang vật là hàng hóa, dịch vụ vi phạm làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tẩu tán hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ Khoa học – Công nghệ quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý phải tuân theo quy định tại các Điều 5 và 12 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:

 1) Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với chỉ dẫn địa lý có thể được áp dụng một cách thích hợp tương tự như cách áp dụng căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu được bảo hộ.

 2) Sản phẩm, hàng hóa vi phạm có thể là:

a) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhưng không đáp ứng điều kiện về chất lượng đặc thù mang chỉ dẫn địa lý đó;

b) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhưng không được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả trường hợp sản phẩm đó có các thông số tương ứng về chất lượng, quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm;

c) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự chỉ dẫn địa lý được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ và đáp ứng các điều kiện chất lượng đặc thù nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm đó không được tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đó cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý;

d) Sản phẩm tương tự mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý và/hoặc gây hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của sản phẩm, bất kể nơi sản xuất sản phẩm đó có thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không.

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?″

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

Khi được bảo hộ CDĐL, người được trao quyền sử dụng CDĐL sẽ được quyền làm gì?

– Được quyền gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
– Được quyền lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
– Được quyền nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Liệu CDĐL nước ngoài có được bảo hộ tại Việt Nam?

CDĐL nước ngoài cần làm thủ tục đăng ký CDĐL để được bảo hộ tại Việt Nam, cụ thể:
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Hồ sơ xin đăng ký bảo hộ CDĐL gồm những gì?

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
       a) Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
       b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
     c) Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
       d) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
      đ) Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
     b) Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
    c) Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật này;
    d) Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
    đ) Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
    e) Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có thể ủy quyền cho đại diện Pháp lý tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ phải lập giấy ủy quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.