Người khiếu nại không được phép thực hiện những hành vi nào?

06/09/2022
Người khiếu nại không được phép thực hiện những hành vi nào?
546
Views

Khiếu nại là thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền hoặc của cá nhân bất kỳ. Khi họ có bằng chứng cho rằng hành vi đó là hành vi trái với quy định của pháp luật và đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ để bảo đảm quyền và lợi ích của những người vi phạm một cách công khai, đúng người, đúng quy định. Tuy nhiên, người khiếu nại cũng có những hạn chế nhất định. Vậy Người khiếu nại không được phép thực hiện những hành vi nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Khiếu nại là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Người khiếu nại không được phép thực hiện những hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 quy định các hành vi sau đây bị cấm trong hoạt động khiếu nại:

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;

6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.

8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;

9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Như vậy, trên đây là các hành vi mà người khiếu nại cần lưu ý để tránh mắc phải khi thực hiện khiếu nại.

Người khiếu nại không được phép thực hiện những hành vi nào?
Người khiếu nại không được phép thực hiện những hành vi nào?

Các hình thức khiếu nại gồm những gì

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

– Trường hợp khiếu nại bằng đơn:

+ Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

+ Nội dung, lý do khiếu nại;

+ Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;

+ Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

– Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Đơn khiếu nại được gửi cho ai?

Trước tiên ta hiểu khiếu nại là quyền của một cá nhân, cơ quan; hay tổ chức sử dụng để đòi lại quyền lợi cho mình. Quyền này đã được ghi nhận tại Hiến pháp; đồng thời được cụ thể hóa trong các văn bản về khiếu nại, tố cáo. Nó được áp dụng đối nếu các cá nhân hay tổ chức; tuân thủ các quy định được nhà nước đề ra. Bên cạnh đó nó cũng chỉ có hiệu lực nếu được cơ quan có thẩm xác định các hành vi; trong mẫu đơn khiếu nại là trái với pháp luật và vi phạm quyền lợi của người muốn kiện.

Để soạn thảo được đơn khiếu nại chuẩn người soạn cần hiểu đầy đủ; về luật khiếu nại Việt Nam cũng như có các kỹ năng soạn thảo biên bản logic, khoa học. Do đó nếu đối với những người lần đầu va vấp vào vấn đề này; thì việc tham khảo các mẫu đơn khiếu nại là hết sức cần thiết.

Mẫu đơn khiếu nại cơ bản được thể hiện dưới dạng mẫu giấy tờ; mà ở đó người khiếu nại cần đưa ra các hành vi sai trái của các cá nhân tổ chức khác; gây tổn hại đến quyền lợi của họ. Dựa vào đơn khiếu nại mà người có thẩm quyền xem xét; xác định liệu có đủ cơ sở để luận tội người bị khiếu nại hay không? Bởi vậy người soạn đơn cần hết sức để ý; trong việc trình bày nội dung bên trong một cách đầy đủ, khoa học để khi cơ quan chức năng; nhìn vào có thể hiểu rõ được vấn đề vi phạm. Ngoài ra mẫu đơn này có thể là mẫu đơn khiếu nại viết bằng tay; hoặc đánh máy đều có hiệu lực nếu có chữ ký hợp pháp của người tố cáo.

Cách gửi đơn khiếu nại năm 2022

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
  • Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Hiện nay không có một cơ quan riêng biệt nào giải quyết về các trường hợp khiếu nại. Mẫu đơn khiếu nại sau khi hoàn thành sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan giải quyết có thể là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, Thanh tra các cấp… Để xác định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần tham khảo tại Chương 3 Luật Khiếu nại năm 2011.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn,  thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, trích lục giấy đăng ký kết hôn online, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu trích lục khai tử bản chính, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục khiếu nại thực hiện ra sao?

Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại
Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định.

Nội dung của người khiếu nại cần lưu ý ?

Tóm tắt việc khiếu nại: ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại.
Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp: phải ghi rõ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (như đã nêu ở trên) đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình.

Đơn khiếu nại lần đầu được gửi đến cơ quan nào?

Theo quy định của pháp luật thì đơn khiếu nại lần đầu thì phải gửi; đến thủ trưởng nơi cơ quan nhà nước đang xâm phạm đến quyền; và lợi ích hợp pháp của mình cụ thể bao gồm những người có thẩm quyền; giải quyết khiếu nại .

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.