Người được ủy quyền có được bán xe không?

09/08/2022
Người được ủy quyền có được bán xe không?
517
Views

Xin chào Luât sư 247, tôi được ủy quyền để cho khách xem xe và kiểm tra chất lượng xe hộ người quen vì anh ta ở xa. Sau khi khách kiểm tra thấy ưng ý và có nhu cầu mua sớm thì tôi có thể thay mặt người chủ xe bán xe được không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, có nhiều trường hợp người được ủy quyền làm sai nghĩa vụ của mình trong thỏa thuận ủy quyền hoặc tự ý làm thêm các nghĩa vụ khác dù không được ủy quyền. Vi dụ như trường hợp người được ủy quyền có được bán xe là đúng hay sai? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Giấy ủy quyền có thể được hiểu như thế nào?

Ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ.

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp xảy ra:

  • Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
  • Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Đối với bên ủy quyền:

  • Quyền của bên ủy quyền:

+ Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

+ Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật dân sự.

  • Nghĩa vụ của bên ủy quyền:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Đối với bên nhận ủy quyền:

Người được ủy quyền có được bán xe không?
Người được ủy quyền có được bán xe không?
  • Quyền của bên nhận ủy quyền:

+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

  • Nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền:

+ Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

+ Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Các trường hợp không được ủy quyền

Theo quy định của pháp luật những trường hợp sau không được ủy quyền:

  • Đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014)
  • Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện (Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Công chứng di chúc của mình (Điều 56 Luật Công chứng 2014).
  • Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. (Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN)
  • Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền (Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) v.v

Người được ủy quyền có được bán xe?

Hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán về bản chất là khác nhau. Hợp đồng mua bán tài sản được thiết lập khi bên bán muốn chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, theo đó bên bán giao tài sản và bên mua trả tiền cho bên bán. Còn hợp đồng ủy quyền là việc hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền.

Hiện nay việc các chủ xe sang nhượng lại xe đã qua sử dụng (đối với trường hợp xe đã được đăng ký và đang được lưu hành trong nước) thì phí trước bạ vẫn còn rất cao. Do đó để giảm thiểu phí trước bạ mà nhiều chủ thể lựa chọn phương án công chứng ủy quyền. Theo đó nội dung ủy quyền có thể là quản lý, sử dụng tài sản, định đoạt tài sản, mua bán, tặng, cho… và ủy quyền này là phù hợp với pháp luật.

Trong trường hợp dù chủ thể thực hiện công chứng ủy quyền mà không thực hiện việc mua bán xe và khi thực hiện hợp đồng ủy quyền sẽ không thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên. Mặc dù ngoài việc công chứng ủy quyền bạn có giấy mua bán xe nhưng không công chứng, về mặt pháp lý chiếc xe này vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn. Do đó câu trả lời cho câu hỏi xe ủy quyền có bị phạt không của chúng tôi như sau: khi sử dụng mà xe vi phạm thì hoàn toàn vẫn bị phạt.

Rủi ro khi mua bán xe bằng hợp đồng ủy quyền

Hiện nay việc mua bán xe bằng hợp đồng ủy quyền được sử dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống ngày nay. Tuy nhiên mua bán xe bằng hợp đồng ủy quyền có rất nhiều rủi ro mà các bên có thể gặp phải.

  • Khi mua bán xe bằng hợp đồng ủy quyền thì có thể rủi ro và hợp đồng vô hiệu.
  • Khi việc ủy quyền có thể thực hiện qua nhiều chủ thể khác nhau. Tuy nhiên khi mua bán bằng hình thức này không có sự đồng ý của chủ xe thì cũng không thể tiến hành ủy quyền được.
  • Trường hợp rủi ro không nhận được tiền bán xe khi thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Ngoài ra khi mua bán xe bằng hợp đồng ủy quyền chủ thể mua xe cũng thường xuyên gặp tình trạng không được kiểm tra tình trạng của xe nên không biết hiện trạng xe ra sao.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Người được ủy quyền có được bán xe không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mua bán xe nhưng không làm thủ tục sang tên mà chỉ làm ủy quyền thì có được không?

Việc mua bán xe nhưng không làm thủ tục sang tên mà chỉ làm ủy quyền là không phù hợp với quy định pháp luật, ngoài ra việc này còn để lại nhiều hậu quả pháp lí bất lợi dành cho người mua. Chính vì thế, khi mua xe để an toàn hơn thì người mua nên giao kết hợp đồng mua bán và thực hiện thủ tục sang tên.

Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Dù là giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền thì hiện nay, trong quy định của pháp luật về dân sự (cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015) không có quy định nào bắt buộc Giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu Giấy ủy quyền phải được công chứng.

Hình thức của giấy ủy quyền được quy định như thế nào?

Hình thức của Giấy ủy quyền có thể theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản nào quy định tập trung về hình thức của Giấy ủy quyền.
Trong một số trường hợp yêu cầu ủy quyền phải lập thành văn bản và có cả trường hợp yêu cầu văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.