Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự mới 2022

08/08/2022
Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự mới 2022
653
Views

Xin chào Luât sư 247, em là một sinh viên Luật muốn tìm hiểu thêm về mảng tố tụng dân sự. Trong đó, các vấn đề về đối chất em vẫn chưa hiểu lắm. Tại sao lại cần đối chất trong tố tụng dân sự? Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự là gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, trong tố tụng dân sự đối chất giữa các bên dương sự trong các trường hợp quy định. Vậy cụ thể các quy định về đối chất trong tố tụng dân sự là gì? Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự

Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự

Nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số nguyên tắc cơ bản của TTDS, bao gồm: Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự; Tòa án xét xử tập thể; Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai; bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; giám đốc việc xét xử; bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án; trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án; việc tham gia TTDS của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.

Quy định về hoạt động đối chất theo Bộ luật tố tụng dân sự

Theo quy định của pháp luật có thể thấy đối chất là một biện pháp điều tra có thể nói là cực kì quan trọng nhằm hóa giải các xung đột trong các lời khai và tài liệu đang có trong hồ sơ của các đương sự. Như vậy nên việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, hoặc tuy đương sự không có yêu cầu nhưng xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Tòa án có thể tự mình chủ động cho tiến hành đối chất theo quy định của pháp luật, dù đương sự không có yêu cầu.

Căn cứ dựa trên qy định tại Điều 100. Đối chất Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: 

1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.

Theo quy định của pháp luật thi đương sự là người có quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với vụ án,  đương sự chính là người liên quan trực tiếp đến các tình tiết, biết rõ nội dung vụ kiện, tình trạng pháp lý đã và đang tồn tại như thế nào trên thực tế. Theo đó nên  mọi vấn đề, yêu cầu của đương sự đều xuất phát từ lời khai, lời trình bày của họ và mọi vấn đề mâu thuẫn đều xuất phát từ những lời trình bày, lời khai của các đương sự trong vụ kiện.

Theo quy định của pháp luật thì việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được Tòa án được áp dụng nhiều trong quá trình giải quyết vụ án dân sự vì đó là quá trình thu thập thông tin giúp ích cho vụ án và có thể giúp Tòa án nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung vụ án. Lời khai của đương sự không phải là chứng cứ duy nhất để kết luận bản chất của vụ án. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, Tòa án sẽ đánh giá từng lời khai, trình bày của đương sự nào là đúng, là chính xác và có cơ sở. Như vậy, việc lấy lời khai của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết cụ án dân sự, góp phần giải quyết vụ án được đúng đắn, toàn diện. Tuy nhiên khi lời khai của các đương sự mâu thuẫn với nhau, thông tin sai lệch giữa các đương sự người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau để từ đó làm chứng cứ, bằng chứng và phát hiện ra các tình tiết âu thuẫn trong việc đối chất.

Thẩm quyền thực hiện đối chất

Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự mới 2022
Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự mới 2022

Về thâm quyền thì theo quy định tại bộ tố tụng dân sự 2015 quy định thì thẩm phán có thể cho đôì chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng, hoặc giữa những người làm chứng vối nhau. Muốn việc đối chất có hiệu quả, Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ thật kỹ, phát hiện hết những điểm mâu thuẫn nhau giữa các lời khai, tài liệu mà hai bên xuất trình, từ đó, có kệ hoạch đối chất chi tiết và đặt ra những yêu cầu khi đối chất, thậm chí phải tính toán xem vấn đề gì cần đối chất trước, cách đặt câu hỏi và thứ tự các câu hỏi cũng cần cần nhắc để buổi đối chất có hiệu quả, làm rõ được các mâu thuẫn, các điểm chưa rõ trong hồ sơ. Khi tiến hành đối chất, Thẩm phán có thể tự ghi biên bản hoặc có thư ký giúp Thẩm phán ghi biên bản đôì chất. Biên bản đôì chất phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đốì chất, chữ ký của Thẩm phán và thư ký (nếu có thư ký ghi biên bản), đồng thời đóng dấu của Tòa ân.

Hiện nay đối với những vụ án cụ thể với việc đối chất giữa các đương sự có những biên bản tiêu đề ghi là “biên bản đối chất” nhưng thực ra chỉ là bản ghi lồi khai đơn thuần của các bên, chứ không hề đưa ra các câu hỏi để cho các bên trả lòi, lý giải về các điểm mâu thuẫn, các điểm chưa rõ trong hồ sơ. Vì vậy, những biên bản này không phải là biên bản đối chất theo đúng nghĩa, chỉ làm hồ Sơ dày thêm, chứ không có tác dụng trong thực tế.

Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn làm biên bản

  • Ghi đầy đủ thông tin trong biên bản
  • không tự ý tẩy xóa
  • Kí và ghi rõ họ tên
  • Ghi chú: Phần giấy trắng của biên bản đối chất còn lại phải gạch chéo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự mới 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ công chứng tại nhà; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối chất được tiến hành khi nào?

Khi không còn những cách điều tra khác để có thể kiểm tra lời khai, xác minh lời khai và giải quyết mâu thuẫn trong lời khai thì lúc này, biện pháp điều tra đối chất sẽ được áp dụng. Bị can với bị can, bị can với người bị tạm giữ, bị can với bị hại, bị can với người làm chứng là những người có thể đưa ra đối chất.

Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015 thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự vs nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau. Nói cách khác, nếu không có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Do đó, Đối chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.

Việc đối chất có bắt buộc phải lập biên bản không?

Việc đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất.
Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi biên bản đối chất. Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia đối chất, Thẩm phán tiến hành đối chất, Thư ký Tòa án ghi biên bản đối chất và đóng dấu của Tòa án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.