Hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày?

30/09/2022
Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày
479
Views

Trong một số trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, người phạm tội sẽ được hưởng án treo. Vậy theo quy định, Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày? Điều kiện để được hưởng án treo là gì? Trường hợp nào được rút ngắn thời gian thi hành án treo? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự năm 2015

Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015

Án treo là gì?

Theo quy định, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Điều kiện để người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo là gì?

Theo quy định, người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:

(1) Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

(2) Có nhân thân tốt.

Người phạm tội được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Ngoài ra, đối với người thuộc một trong các trường hợp sau cũng có thể hưởng án treo:

– Người đã bị kết án nhưng được coi là không có án tích hoặc đã được xóa án tích;

– Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội đã quá 06 tháng, nếu xét tháy tính chất, mức độ của tội phạm mới ít nghiêm trọng hoặc là đồng phạm có vai trò không đáng kể.

(3) Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ Luật hình sự.

Trong đó, một số tình tiết giảm nhẹ là: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…

Tại khoản 1 Điều 52 quy định một số tình tiết tăng nặng như: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Phạm tội có tính chất côn đồ; Phạm tội vì động cơ đê hèn; Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Phạm tội 02 lần trở lên…

(4) Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng ở đây là nơi tạm trú hoặc thường trú cơ địa chỉ được xác định cụ thể mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

(5) Xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, người phạm tội muốn được hưởng án treo thì phải có đủ tất cả 05 điều kiện như trên. Tuy nhiên, việc có được hưởng án treo hay không còn phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Tòa án.

Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày
Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày

Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 84 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định quyết định thi hành án treo như sau:

1. Quyết định thi hành án treo phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung, trừ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền; hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định tại khoản 5 Điều 65 của Bộ luật Hình sự; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:

a) Người được hưởng án treo và người đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người dưới 18 tuổi;

b) Viện kiểm sát cùng cấp;

c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;

đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Như vậy, đối chiếu theo quy định này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân được hưởng án treo. Tới giờ là 1 tuần kể từ khi con của anh/chị được Tòa tuyên hưởng án treo mà vẫn chưa nhận được quyết định thì con của anh/chị có thể làm đơn hỏi gửi đến Tòa án về quyết định hưởng án treo của mình theo quy định.

Trường hợp nào không được hưởng án treo?

Những trường hợp không cho hưởng án treo bao gồm:

– Người phạm tội là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Người phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

– Người phạm tội bị xét xử cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, có thể thấy những trường hợp trên đều được coi là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Để hưởng án treo thì việc có nhiều tình tiết giảm nhẹ là chưa đủ; phải ít hoặc không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm này.

Quy định về việc rút ngắn thời gian thi hành án treo năm 2022

Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp được hưởng án treo khác như sau:

– Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

– Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

– Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính cuối năm; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người bị phạt án treo có được đi làm không?

Theo quy định, pháp luật không chỉ cho phép người hưởng án treo đi làm mà còn tạo điều kiện tìm việc làm cho họ tại nơi cư trú.

Người đang hưởng án treo có được đi ra khỏi địa phương không?

Người đang hưởng án treo có thể được đi ra khỏi địa phương nếu: khai báo tạm vắng; xin phép, báo cáo trực tiếp với cơ quan trực tiếp quản lý mình; trình báo nộp sổ theo dõi cho cản sát khu vực, công an xã, thị trấn nơi người đó đến tạm trú.

Người bị phạt án treo có được đi bầu cử không?

Theo quy định, công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử thì vẫn có quyền bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình cư trú để tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.