Chào Luật sư hiện nay quy định về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? Tôi thấy hiện nay có nhiều trường đại học công lập và tư thục khác nhau. Có trường thì tôi thấy có Hiệu trưởng, có trường lại có thểm chủ tịch hội đồng trường. Vậy thì theo quy định Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là ai? Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay có phải là cán bộ/công chức không? Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có những quyền hạn nào? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là ai chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Hiện nay theo quy định thì có nhiều cơ sở đào tạo đại học được gọi là đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy tại sao những trường này được gọi là đơn vị sự nghiệp công lập? Có bao nhiêu loại đơn vị sự nghiệp hiện nay theo quy định? Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập có thể được hiểu như sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Luật viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước.
Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 120/2020/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài được định nghĩa như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ do Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định pháp luật, trụ sở được đặt ở nước ngoài.
Khoản 2, Điều 9, Luật viên chức quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ hoàn toàn về nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao tự chủ hoàn toàn về nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với viên chức quản lý thế nào?
Hiện nay đối với viên chức thông thường thì cũng đã có những tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên nếu như đó là viên chức quản lý thì những tiêu chuẩn đặt ra còn nhiều hơn. Người lãnh đạo cần có những phẩm chất cần thiết cho công việc, có tầm nhìn sâu rộng hơn. Tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với viên chức quản lý hiện nay như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý được quy định tại Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. - Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.”
Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với viên chức quản lý được quy định như trên.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công là ai?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người đứng đầu có nhiệm vụ lãnh đạo và đưa được đơn vị mình ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa. Chính vì thế mà họ được tuyển chọn kỹ lượng, có nhiều quyền hạn cũng có rất nhiều trách nhiệm cần gánh vác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là ai Quy định về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công là ai được giải thích như sau:
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bởi Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
….
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, theo quy định mới thì từ ngày 01/7/2020 người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện, … không còn là công chức.
Quy định về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập
Hiện nay vấn đề tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập là vấn đề nhiều người thắc mắc. Cụ thể hoạt động của tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập là làm những gì và phục vụ cho mục đích lớn nào? Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là ai? Có bao nhiêu đơn vị sử nghiệp công lập hiện nay ở Việt Nam được tổ chức chỉnh chu và đáng tham khảo? Vấn đề này được phân tích như sau:
Tương tự như tổ chức bộ máy ở cơ quan nhà nước, cấp xã đến trung ương khi làm các công việc của người dân như làm mẫu viết di chúc thừa kế đất đai, làm sổ đỏ, giải quyết ly hôn,.. thì tổ chức tại đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu theo quy định và phân công của nhà nước.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc theo Đề án tự chủ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
– Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là phòng) thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập luôn phải có trách nhiệm quan trọng đối với sự phát triển hay đi xuống của cơ sở đó. Vậy trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị, với cộng đồng như thế nào? Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là ai? Những trách nhiệm này là trách nhiệm của cơ quan đó hay chỉ đại diện cho tổ chức? Vấn đề này có thể được hiểu là:
Một là, trách nhiệm tổ chức, điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan đơn vị: Người đứng đầu ĐVSNCL chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý theo khoản 2 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH 12 ngày 13/11/2008; Điều 6 Chương 2 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/6/2006 về quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Hai là, trách nhiệm trong tổ chức, quản lý đội ngũ viên chức, người lao động thuộc quyền: Trách nhiệm này được thể hiện thông qua công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành. Việc quản lý đội ngũ này do người đứng đầu đơn vị quyết định từ việc bố trí các chức danh, các vị trí đến việc phân công, phân nhiệm, khen thưởng, kỷ luật không để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí của công… tại cơ quan đơn vị.
Có thể thấy hoạt động tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của người đứng đầu đơn vị đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Đặc biệt, trong thời kỳ khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức là do con người.
Thứ ba, trách nhiệm quản lý tài sản công: Trách nhiệm này được thể hiện ở thẩm quyền được giao quản lý và sử dụng hiệu quả các tài sản công, phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ĐVSNCL. Khi công tác quản lý, sử dụng tài sản công được giao bị kém hiệu quả; sử dụng sai các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị, thực hiện không đúng chế độ, chính sách và sai các quy định của pháp luật, người đứng đầu phải chịu hình thức xử phạt theo quy định.
Khuyến nghị
Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công là ai? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công là ai?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu viết di chúc thừa kế đất đai … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là bao lâu?
- Sang tên sổ đỏ của người đã mất có di chúc như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
– Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
– Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
– Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).
– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ). Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện… trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập chính là những đơn vị, tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các cá nhân hoặc liên doanh giữa các tổ chức với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc sở hữu bởi các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Điển hình như các trường tư, bệnh viện tư, bảo tàng tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tự… Các đơn vị này thường được tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tuyển dụng, quản lý hay sử dụng lao động chủ yếu dựa trên quan hệ lao động theo quy định. Do đó mà người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập nhìn chung không được hưởng lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.