Người đã nghỉ hưu thì có bị xử lý kỷ luật không?

04/08/2022
Người đã nghỉ hưu thì có bị xử lý kỷ luật không?
559
Views

Xin chào Luật sư 247. Ở cơ quan tôi có một cán bộ mới nghỉ hưu, tuy nhiên sau khi người đó nghỉ hưu mới phát hiện sai phạm trong thủ tục hành chính khi đang đảm nhiệm chức vụ. Luật sư cho tôi hỏi rằng người đã nghỉ hưu thì có bị xử lý kỷ luật không? Nếu có, trình tự xử lý kỷ luật như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Người đã nghỉ hưu thì có bị xử lý kỷ luật không?

Theo Khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được như sau:

– Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

– Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.

Như vậy, trường hợp cơ quan bạn phát hiện công chức đã nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

1. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các chức vụ, chức danh khác có liên quan.

2. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Người đã nghỉ hưu thì có bị xử lý kỷ luật không?
Người đã nghỉ hưu thì có bị xử lý kỷ luật không?

3. Đối với người giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

Như vậy, người đã nghỉ hưu vẫn bị xử lý kỷ luật nếu phát hiện vi phạm trong quá trình giữ chức vụ. Đối với trường hợp trên, người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo là cán bộ xã thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật.

Thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ hưu như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu, cụ thể như sau:

Bước 1: Đề xuất hình thức kỷ luật thời điểm và thời gian thi hành kỷ luật.

Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật; thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hộ; Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý; sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật; thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền đối với người đã nghỉ việc; nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong quá trình công tác; cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định việc xử lý kỷ luật; và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bước 2: Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật.

Căn cứ vào đề xuất hình thức kỷ luật; thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật của cơ quan tham mưu; dựa vào hành vi, mức độ vi phạm, cũng như tính chất, mức độ nguy hại của hậu quả, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người đã nghỉ hưu thì có bị xử lý kỷ luật không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về ủy quyền quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công chức nghiệm ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: công chức nghiện ma túy đã có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Kỷ luật công chức bằng hình thức cảnh cáo áp dụng khi nào?

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo mục (1) mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại mục (1);
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngán chặn.

Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà vẫn tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Lưu ý: Hạ bậc lương là hình thức kỷ luật chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.