Xin chào luật sư. Em tôi bị bắt về tội mua bán trái phép chất ma túy. Em tôi từ bé bị bệnh thiếu máu bẩm sinh, thể trạng yếu nên chỉ làm các việc trong gia đình. Vì không đi làm nên không có thu nhập, em tôi thường sống nhờ sự trợ cấp từ gia đình người thân. Tuy nhiên bố mẹ tôi đã mất nên chỉ còn mỗi tôi là người thân nhưng gia đình tôi cũng khó khăn nên không thể giúp đỡ nhiều. Vậy xin hỏi luật sư người có hoàn cảnh khó khăn buôn bán ma túy có được giảm nhẹ hình phạt không? Em tôi liệu có được giảm hình phạt? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Một người có rất nhiều lý do để thực hiện hành vi phạm tội. Mỗi người cũng đều có hoàn cảnh riêng và cũng là một trong các nguyên nhân khiến họ phạm tội. Trong đó nhiều trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên không còn lựa chọn nào khác. Với các đối tượng do tình cảnh đặc biệt khó khăn không phải tự họ gây ra sẽ được pháp luật khoan hồng cho giảm nhẹ hình phạt. Vậy tình tiết giảm nhẹ phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra được hiểu như thế nào? Cần những yếu tố nào để xác định? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người có hoàn cảnh khó khăn buôn bán ma túy có được giảm nhẹ hình phạt không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra là gì?
Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
“Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra” là trường hợp bản thân người phạm tội đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về vật chất hoặc tinh thần, những khó khăn này chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn hành vi phạm tội của người đó nhằm khắc phục hoàn cảnh khó khăn của bản thân.
Để hiểu rõ về khái niệm này ta cần xem xét về đặc điểm của tình tiết phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
– Về người phạm tội
Họ phải đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Có thể như bị bệnh hiểm nghèo không thể lao động nên không có tiền chữa trị, bần cùng.
– Về hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này không do người phạm tội tự gây ra (không có lỗi). Ví dụ người phạm tội rơi vào trình trạng nghèo đói do phải chữa trị bệnh nan y, không có khả năng lao động, tình trạng nghèo đói không phải xuất phát từ sự lười biếng của bản thân họ.
Như vậy, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra, mà đó có thể là do thiên tai, địch hoạ hoặc do nguyên nhân khác gây ra, cũng có thể do người khác gây ra. Khó khăn phải ở mức độ được xem là đặc biệt, đến mức không còn lựa chọn nào khác nên họ phải phạm tội.
Mức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ khó khăn cũng như khả năng khắc phục của người phạm tội.
– Về hành vi phạm tội
Phải có nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ hoàn cảnh biệt khó khăn thúc đẩy.
Vì vậy chỉ được áp dụng tình tiết này khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Phải do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên mới phạm tội
– Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra. Bởi nếu hoàn cảnh khó khăn mà do chính bản thân người phạm tội gây ra thì đây là do chính lỗi của họ nên đương nhiên phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình.
Bán ma túy do có hoàn cảnh khó khăn thì có được giảm nhẹ hình phạt?
Tội mua bán trái phép chất ma túy
Mua bán trái phép chất ma túy là việc một người thực hiện hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm các hành vi sau:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Theo quy định tại Điều 251 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội mua bán trái phép chất ma túy như sau:
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;…
Theo đó, tùy mức độ của hành vi mà các khung hình phạt tương ứng như sau:
– Mức nhẹ nhất là bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
– Tại khung hình phạt ở khoản 2, sẽ bị phạt từ 07 năm đến 15 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm.
– Nếu phạm tội thuộc khoản 3 thì mức hình phạt là từ 15 năm đến 20 năm, thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Khoản 4 là mức phạt cho tội đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt là 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Ngoài hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có hoàn cảnh khó khăn buôn bán ma túy có được giảm nhẹ hình phạt?
Căn cứ theo các quy định ở trên, người phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này để xem xét việc bán ma túy trên có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này không thì cần xác định người phạm tội có lỗi trong việc gây ra hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho mình hay không trong từng trường hợp cụ thể.
Em bạn không có việc làm, không thể làm công việc nặng và hiện đang mắc căn bệnh thiếu máu bẩm sinh. Em bạn không có thu nhập, chủ yếu là do người thân chu cấp. Tuy nhiên vì em bạn vẫn còn khả năng lao động nên vẫn có thể kiếm được việc làm phù hợp với sức khỏe để kiếm tiền. Mặc dù có thể không đủ nhưng phần nào có thể giảm bớt phần nào khó khăn về kinh tế.
Bên cạnh đó em bạn có thể đi thăm khám để xác định có phải đối tượng khuyết tật ảnh hưởng đến khả năng lao động để có thể được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định với các đối tượng.
Do đó không thể nói trường hợp của em bạn là phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra. Do vẫn còn khả năng khắc phục trong trường hợp này, buôn bán ma túy không phải lựa chọn duy nhất của em bạn.
Vì vậy không thể áp dụng tình tiết này với người phạm tội mua bán trái phép ma túy.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Người có hoàn cảnh khó khăn buôn bán ma túy có được giảm nhẹ hình phạt không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo thủ tục thông báo hủy hóa đơn giấy không sử dụng, cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Ngáo đá giết người có được coi là tình tiết giảm nhẹ?
- Tình tiết tăng nặng tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự
- Tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 9, Điều 12 và Điều 251 Bộ luật hình sự thì chủ thể thực hiện tội mua bán trái phép chất mà túy là người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; bên cạnh đó người từ 14 đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 251 Bộ luật hình sự, vì đây là trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định : “Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi … thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản …
Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy … nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy … thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”.
Như vậy nếu người thực hiện hành vi phạm tội ý thức được đó không phải chất ma túy khi bán thì sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu người này tin đó là chất ma túy (dù thực tế không phải) thì vẫn bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo Khoản 4 Điều 251 quy định Bộ luật hình sự quy định:
Người phạm tội khi thuộc các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
– Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
– Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
– Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
– Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
– Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
– Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
– Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
– Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.