Người cầm cố tài sản có quyền và nghĩa vụ gì?

15/10/2021
Người cầm cố tài sản có quyền và nghĩa vụ gì?
1006
Views

Câm cố tài sản là gì? Người cầm cố tài sản có quyền và nghĩa vụ gì? Pháp luật có những quy định về bên cầm cố như thế nào?

“Chào Luật sư, sắp tới tôi muốn cầm cố tài sản, tôi muốn tìm hiểu một chút về quyền và nghĩa vụ của mình khi đi cầm cố. Cám ơn Luật sư đã giải đáp!”

Ngày nay, cầm cố tài sản đã không còn là điều xa lạ với với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiễu rõ khi đi cầm cố tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Cầm cố tài sản là gì?

Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 đã giải thích rõ: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Cầm cố tài sản là sự thoả thuận của hai bên; với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền. Cầm cố phải thể hiện dưới dạng hợp đồng; và hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác với nội dung nêu trên.

Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; cho nên người nhận cầm cố (bên có quyền) phải giữ tài sản của người cầm cố (bên có nghĩa vụ); để bảo đảm cho nghĩa vụ đã xác lập giữa các bên. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì người nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố.

Quyền của bên cầm cố

Căn cứ Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cầm cố như sau:

  • Nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố. Nếu bên nhận cầm cố không chấm dứt hợp đồng mà tài sản bị thiệt hại thì bên nhận cầm cố phải bồi thường.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan; nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường khi có thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố; hoặc các bên có thể thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ nếu các nghĩa vụ đủ điều kiện bù trừ theo luật quy định.
  • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố; nếu bên nhận cầm cố đồng ý thì nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm; hoặc các bên thỏa thuận thay đổi biện pháp bảo đảm, thay đổi tài sản bảo đảm.

Nghĩa vụ của bên cầm cố

Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cầm cố như sau:

  • Khi các bên đã thỏa thuận về việc cầm cố; đồng nghĩa với với việc thỏa thuận có hiệu lực pháp luật; các bên phải thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận. Không chuyển giao tài sản cầm cố hoặc chuyển giao không đúng như thỏa thuận thì hợp đồng cầm cố không có hiệu lực.
  • Nếu có người thứ ba đối với tài sản cầm cố tức là quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của bên nhận cầm cố. Vì vậy, trách nhiệm thông báo của bên cầm cố mang tính chất bắt buộc. Nếu bên cầm cố không thông báo cho bên nhận cầm cố biết; thì bị xem là vi phạm nghĩa vụ, lúc này bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Chủ sở hữu là người được hưởng lợi ích trực tiếp từ tài sản thuộc sở hữu của mình. Vì vậy, bên cầm cố phải thanh toán cho bên nhận cầm cố; hoặc bên thứ ba nắm giữ tài sản những chi phí cần thiết để bảo quản tài sản cầm cố.

Chấm dứt cầm cố tài sản

Việc cầm cố sẽ chấm dứt trong các trường hợp nêu tại Điều 315 Bộ luật Dân sự gồm:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt: Khi đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ; mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản lợi ích mà bên kia không thực hiện; thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.
  • Các bên đã hủy bỏ việc cầm cố hoặc thay thế việc cầm cố bằng biện pháp bảo đảm khác; Đây là biện pháp thường được các bên áp dụng trong thực tế; hai bên thoả thuận cùng nhau tiến hành xử lý tài sản mà không cần đến sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tài sản dùng cho việc cầm cố đã được xử lý.
  • Hai bên có thỏa thuận khác về chấm dứt cầm cố tài sản

Trả lại tài sản cầm cố

Theo Điều 316 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc trả lại tài sản cầm cố:

  • Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt do nghĩa vụ đảm bảo cầm cố chấm dứt; hoặc việc cầm cố tài sản được hủy bỏ; hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.
  • Ngoài ra, nếu không có thỏa thuận khác thì hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố cũng phải trả lại cho bên cầm cố .

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Người cầm cố tài sản có quyền và nghĩa vụ gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có được cầm cố Sổ đỏ không?

– Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Do Sổ đỏ là giấy tờ chứ không phải là tài sản nên không thể cầm cố mà chỉ có thể đem đi thế chấp ngân hàng. Như vậy, không thể áp dụng quy định về cầm cố tài sản đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Nhà nước không thừa nhận việc cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Do vậy, những giao dịch này không có giá trị pháp lý và sẽ bị tuyên vô hiệu theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015

Nhận cầm đồ xe không có giấy phép có bị phạt không?

– Cầm cố tài sản là xe máy mà không có giấy tờ xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận