Người bị trục xuất được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không?

21/08/2022
406
Views

Xin chào luật sư. Tôi có một số thắc mắc về việc áp dụng hình phạt trục xuất với người nước ngoài. Vậy ai sẽ bị áp dụng hình phạt trục xuất? Người bị trục xuất được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không? Thủ tục trục xuất người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Một số biện pháp áp dụng với người chờ bị trục xuất ra sao? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Trục xuất là biện pháp áp dụng với người nước ngoài có hành vi vi vi phạm pháp luật để buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì tầm nghiêm trọng của biện pháp này đồng thời do liên quan đến người nước ngoài nên việc áp dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật? Vậy biện pháp trục xuất này được quy định như thế nào? Đối tượng, thủ tục áp dụng? Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức này ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người bị trục xuất được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về trục xuất người nước ngoài

Trục xuất là gì?

Theo Khoản 1 Điều 27 Luật xử phạt vi phạm hành chính thì:

Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Theo Bộ luật hình sự 2015 thì trục xuất được quy định như sau:

Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam) buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó có thể hiểu trục xuất sẽ được áp dụng với người nước ngoài có các hành vi vi phạm đến mức phải trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng bị áp dụng hình phạt trục xuất

Theo Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bị áp dụng hình phạt này như sau:

Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Còn đối với người nước ngoài phạm tội, sẽ bị áp dụng nếu bị Tòa án ra quyết định áp dụng hình phạt trục xuất.

Thẩm quyền áp dụng

Cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Luật xử phạt hành chính và Nghị định 142/2021/NĐ-CP bao gồm:

  • Giám đốc Công an cấp tỉnh
  • Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh 

Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Căn cứ Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định:

– Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:

a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;

b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;

c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;

d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

  • Nghĩa vụ của người bị trục xuất:

a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);

đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Người bị trục xuất có được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không?

Người bị trục xuất được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không?
Người bị trục xuất được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP về quyền của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, theo đó:

1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:

a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;

b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;

c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;

d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo đó, đối chiếu quy định trên thì khi người bị trục xuất có yêu cầu về người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền thì sẽ được phép có phiên dịch viên cho mình.

Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng như sau:

Đề nghị áp dụng hình thức xử phạt

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:

a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

b) Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

c) Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;

d) Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);

đ) Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

– Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung cũng được áp dụng như trên.

Ra quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.

– Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:

a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định;

c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

đ) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

e) Hành vi vi phạm hành chính của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;

g) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;

h) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định;

k) Hiệu lực của Quyết định; thời hạn thi hành quyết định; nơi bị trục xuất đến; nơi thi hành quyết định; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định;

m) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.

– Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành.

Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

– Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định.

– Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.

– Cá nhân là người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người bị trục xuất được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo mẫu biên bản thu hồi hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hoãn thi hành trục xuất người nước ngoài khi nào?

Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 142/2021/NĐ-CP việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác không thể thực hiện được Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian chờ trục xuất người nước ngoài có thể bị áp dụng các hình thức quản lý nào?

Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất gồm:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu

Trường hợp nào sẽ áp dụng biện pháp lưu trú người nước ngoài tại Việt Nam?

Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu…);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Có hành vi vi phạm hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.