Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?

17/08/2022
Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?
470
Views

Đóng BHXH là một trong những việc làm bắt buộc đối với người lao động. Vậy người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải tham gia BHXH không? Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc đóng BHXH không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam mà có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Đây là chính sách triển khai theo hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?

Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?
Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?

Những năm gần đây, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khá nhiều, đặc biệt là trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc khi có đủ các điều kiện:

  • Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
  • Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;
  • Chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ;
  • Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại ở Việt Nam.

BHXH dành cho NLĐ nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP mức đóng BHXH đối với các chế độ bảo hiểm nêu trên dành cho người nước ngoài được quy định như sau:

NLĐ nước ngoài: hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, không phải đóng các chế độ BHXH khác.

Ngoài ra, kể từ ngày 01/01/2022, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ các khoản bao gồm:

  • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Trong trường hợp doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện để có thể áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP thì có thể áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương đối với chế độ bảo hiểm này.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021, doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/07/2021 đến hết 30/06/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

  • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.
  • Đồng thời người sử dụng lao động còn phải đóng 3% mức tiền lương tháng đối với BHYT theo Điều 18 Quyết định 595/QGG-BHXH. 
Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?
Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?

NLĐ nước ngoài có được dừng đóng BHXH do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không?

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 23/2021/QQĐ-TTg thì NLĐ nước ngoài đang tham gia BHXH ở Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng chính sách tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Như vậy, chính sách hỗ trợ này không phân biệt lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài.

Tuy nhiên, NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ áp dụng chế độ BHXH nêu trên từ ngày 01/01/2022 theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

Do đó, trong năm 2021 sẽ không phát sinh các trường hợp NLĐ nước ngoài được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Các trường hợp lao động người nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH

  • Không có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
  • Có hợp đồng lao động dưới 01 năm với người sử dụng lao động Việt Nam;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
  • Áp dụng với nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu: Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là:

  • Lao động nam: Đủ 60 tuổi 03 tháng.
  • Lao động nữ: Đủ 55 tuổi 04 tháng.
  • Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khi nào người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; khôi phục mã số thuế doanh nghiệp bị khóa; nộp tờ khai quyết toán thuế tncn, giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn tham khảo thủ tục hủy hóa đơn giấy đã phát hành cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lao động người nước ngoài tại Việt Nam gồm những ai?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP người lao động nước ngoài là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
– Thực hiện hợp đồng lao động.
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
– Chào bán dịch vụ.
– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Tình nguyện viên.
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ, người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Căn cứ khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi:
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc.
– Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
– Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động.
Nếu đảm bảo được các điều kiện nói trên, người lao động nước ngoài mới được phép làm việc tại Việt nam. 

Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài cần điều kiện gì?

Để có thể thuê người lao động nước ngoài làm việc cho mình, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Trước khi tuyển dụng những người này:
+ Doanh nghiệp phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền:
Thời hạn giải trình: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài
Cơ quan tiếp nhận: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Một số trường hợp không cần xác định nhu cầu sử dụng người lao động: Người lao động là Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; vào Việt Nam với dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ; là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn từ 3 tỷ đồng;…
+ Nhà thầu phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Nơi gửi bản kê khai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.