Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?

16/05/2022
Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào
907
Views

Chào Luật sư, cho tôi hỏi về việc người tạm giam, tạm giữ trong trại giam có những quyền gì? Chế độ quản lý với người tạm giữ như thế nào? Tôi vẫn chưa hiểm thế nào là tạm giữ và như thế nào là tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào? Tạm giam thì có chế độ ăn uống sinh hoạt như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại Điều 9 bao gồm: được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ; được thực hiện quyền bầu cử theo quy định tại Điều 29 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân; quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định tại Điều 24 của Luật Trưng cầu ý dân. những điểm mới bổ sung này thể hiện sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Người bị tạm giam, tạm giữ là gì?

Theo Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định cụ thể:

– Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?
Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?

Hành vi bị nghiêm cấm trong trại giam quy định thế nào?

Tại Điều 8 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

– Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.

– Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

– Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; người bị tạm giam như sau:

– Người bị tạm giữ; người bị tạm giam có các quyền sau đây:

+ Được bảo vệ an toàn tính mạng; thân thể; tài sản; tôn trọng danh dự; nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình; nội quy của cơ sở giam giữ;

+ Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

+ Được bảo đảm chế độ ăn; ở; mặc; đồ dùng sinh hoạt cá nhân; chăm sóc y tế; sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

+ Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

+ Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

+ Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

+ Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?
Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?

Chế độ quản lý với người tạm giữ, tạm giam

Theo Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

– Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày.

– Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này và nội quy của cơ sở giam giữ.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.

Chế độ ăn của người bị tạm giam

Theo đó Chế độ ăn của người bị tạm giam được quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP như sau:

  • Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3 m3 nước để đảm bảo phục vụ ăn, uống và sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
  • Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.

Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng độc thân; hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Một người có thể bị tạm giữ tối đa bao lâu?

Theo quy định Điều 118 BLTTHS thì tối đa người vi phạm bị tạm giữ trong 12 ngày. Trong đó tạm giữ lần đầu là 3 ngày và 2 lần gia hạn tạm giữ mỗi lần là 3 ngày. Gia hạn tạm giữ cần có phê chuẩn của Viện kiểm sát.

Tội đặc biệt nghiêm trọng bị tạm giam bao lâu?

– Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Phụ nữ có thai mà bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã thì có được miễn tạm giam hay không?

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.