“Xin chào luật sư. Nghỉ việc và thôi việc khác nhau như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện nay tôi muốn nghỉ việc thì có cần báo trước hay không? Nếu có thì phải báo trước bao nhiêu ngày? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghỉ việc và thôi việc khác nhau như thế nào?
Nghỉ việc là việc người lao động dừng thực hiện công việc được giao tại doanh nghiệp. Nghỉ việc và thôi việc có thể xuất phát từ hai trường hợp sau:
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động: theo ý muốn chủ quan của Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp bên người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý với bên người sử dụng lao động.
Người lao động bị cho thôi việc: là khi người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp động lao động với bên người lao động có thể không có sự thoả thuận hoặc có sự thoả thuận với bên người lao động.
Người lao động nghỉ việc cần báo trước bao nhiêu ngày?
Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
– Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
– Nếu làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
– Nếu NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần phải báo trước:
- NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019);
- NLĐ không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019);
- NLĐ bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- NLĐ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động 2019;
- NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
Khi nào người sử dụng lao động được quyền ra quyết định buộc thôi việc đối với người lao động?
Việc sa thải người lao động được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, theo đó, người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong các trường hợp như sau:
– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Trường hợp nào được hưởng trợ cấp thôi việc?
Theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả cho người lao động làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, khi bị nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
Có thể bạn quan tâm
- Bị cho thôi việc thì theo luật lao động có kiện được không?
- Viết đơn xin thôi việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Nghỉ việc nhưng không có quyết định thôi việc thì có được lĩnh tiền thất nghiệp?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghỉ việc và thôi việc khác nhau như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Sau thời gian 1 năm nghỉ việc người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu có yêu cầu khi đủ điều kiện đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể theo quy định của pháp luật tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Khi người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hộimà họ có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ thì không bắt buộc NLĐ phải thực hiện việc bản giao. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao đồng, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác.
Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019, khi nghỉ việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.