Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Minh Thủy, hiện nay tôi đang làm việc ở cơ quan nhà nước. Vừa rồi tôi phát hiện mình có em bé và chuẩn bị được nghỉ để có thể ở nhà chăm sóc thai nhi. Hầu hết các công việc của tôi sẽ không còn phải động tới, tuy nhiên tôi lại có một thắc mắc liên quan tới việc sinh hoạt Đảng, không biết là nếu tôi nghỉ như vậy thì có phải sinh hoạt Đảng nữa hay không? Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi nghỉ thai sản có phải sinh hoạt Đảng không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để có thể giải quyết vấn đề “Nghỉ thai sản có phải sinh hoạt Đảng không?” cũng như giải thích rõ hơn cho bạn hiểu những vấn đề xoay quanh đó, bài viết của chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2009
Nghỉ thai sản là gì?
Nghỉ thai sản hay hưởng chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Nghỉ thai sản có phải sinh hoạt Đảng không?
Nghỉ thai sản tất nhiên là sẽ được nghỉ các công việc ở cơ quan hay công ty, tuy nhiên việc có được nghỉ sinh hoạt Đảng hay không là điều mà nhiều lao động nữ vô cùng thắc mắc, vậy theo quy định tại Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2009 hướng dẫn về việc miễn công tác và sinh hoạt Đảng đối với Đảng viên thì đối tượng, thủ tục xét miễn công tác và sinh hoạt đảng như sau:
Trong trường hợp xét, quyết định miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với những đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu và tự nguyện xin miễn công tác và sinh hoạt đảng
– Đảng viên tuổi cao là đảng viên hết tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động: nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.
– Đảng viên sức khỏe yếu do chi bộ xem xét dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế của đảng viên (mắc bệnh cần chữa trị dài ngày (từ ba tháng trở lên); hoặc căn cứ bệnh án của cơ sở y tế).
– Đảng viên thuộc đối tượng nêu trên tự nguyện làm đơn hoặc báo cáo trực tiếp với chi bộ. Chi bộ họp xét, ra nghị quyết để đảng viên được miễn công tác, sinh hoạt đảng (ghi sổ nghị quyết của chi bộ) và báo cáo với cấp ủy cơ sở.
Lưu ý: Khi đảng viên có nguyện vọng trở lại công tác và sinh hoạt đảng, làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo để chi bộ xét, quyết định.
Trong trường hợp xét, quyết định miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với những trường hợp khác
– Đảng viên đi thăm người thân ở trong nước, ngoài nước từ ba tháng trở lên; đảng viên làm việc lưu động hoặc việc làm không ổn định, xa nơi đang sinh hoạt chi bộ, không có điều kiện tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định.
+ Trong các trường hợp này, Đảng viên làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn công tác và sinh hoạt đảng, báo cáo chi bộ.
+ Chi bộ họp xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng và báo cáo để cấp ủy cơ sở biết; thời gian miễn công tác và sinh hoạt đảng không quá 12 tháng.
+ Hết thời gian miễn công tác, sinh hoạt đảng, đảng viên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo để chi bộ xét cho trở lại sinh hoạt đảng.
+ Trường hợp đảng viên cần đi thêm đợt mới thì phải làm đơn, báo cáo để chi bộ xem xét, quyết định.
– Đảng viên là cán bộ, công chức nghỉ trước tuổi chờ đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định của Nhà nước có nguyện vọng được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
+ Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì tổ chức đảng làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi đảng viên cư trú;
+ Nếu đảng viên có nguyện vọng miễn sinh hoạt đảng thì làm đơn, báo cáo chi bộ nơi mình làm việc.
+ Chi bộ xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn sinh hoạt đảng và báo cáo để cấp ủy cơ sở biết.
+ Sau khi cơ quan có thẩm quyền làm xong thủ tục, cấp sổ hưu cho đảng viên thì tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về nơi cư trú.
Theo các quy định trên, Đảng viên không được miễn sinh hoạt Đảng trong thời gian nghỉ thai sản. Trường hợp muốn nghỉ phải xin miễn sinh hoạt Đảng bằng cách làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét quyết định.
Có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không?
Sức khỏe của người phụ nữ cần được đảm bảo trong và sau quá trình mang thai, theo chế độ nghỉ thai sản người lao động nữ sẽ được nghỉ một khoảng thời gian nhất định để phục hồi sức khỏe cũng như chăm con. Tuy nhiên nhiều lao động nữ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và cần thêm thời gian, vậy để trả lời cho câu hỏi có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không thì căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vây, người lao động nữ sao khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thông thường mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì được nghỉ từ 05 ngày đến 10 ngày và mức lương bằng 30% lương cơ sở. Ngoài ra, trường hợp người lao động muốn nghỉ thêm có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động cho phép nghỉ không hưởng lương hoặc hưởng chế độ đãi ngộ khác.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ thai sản có phải sinh hoạt Đảng không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Tự đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
- Khiếu nại việc chậm chi trả tiền thai sản như thế nào?
- Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con được quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thường sẽ là 06 tháng và được nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Thông thường thời gian dự sinh là khi thai 40 tuần. Như vậy từ tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Theo đó, đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của quy định bên trên.
Để người lao động được hưởng chế độ, các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản nêu trên cho người sử dụng lao động.
– Trường hợp thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
Bước 2: Người sử dụng lao động lập hồ sơ
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) nộp cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ
Cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản cho người lao động trong vòng:
– 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động;
– 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.
Căn cứ: Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.