Mẫu nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật mới năm 2022

29/06/2022
Mẫu nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật mới năm 2022
915
Views

Cá nhân đại diện cho doanh nghiệp tham gia các giao dịch, tham gia tố tụng,… là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Vậy khi doanh nghiệp muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật thì phải tiến hành theo thủ tục như thế nào? Soạn thảo nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật ra sao? Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu nghị quyết tại bài viết dưới đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

– Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần:

Theo khoản 1 Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh

– Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;

– Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà cần các loại giấy tờ sau:

+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;

Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020.

Mẫu nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật
Mẫu nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật

– Nơi nộp hồ sơ

Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

– Trình tự thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020, các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh. Vì vậy, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật tức là thay đổi thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

– Hồ sơ thay đổi thành viên hợp danh

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

– Danh sách thành viên công ty hợp danh quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2020, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hợp danh mới.

– Nơi nộp hồ sơ thay đổi thành viên hợp danh

Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, tiếp nhận thành viên hợp danh mới theo quy định tại Điều 185 và Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

– Trình tự thay đổi thành viên hợp danh

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Tải xuống Nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Hướng dẫn soạn thảo Nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Một nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật cần được đảm cả yếu tố về mặt hình thức và nội dung, chúng tôi xin hướng dẫn soạn thảo nghị quyết như sau:

+ Phần mở đầu của nghị quyết: Cần đảm bảo đủ các nội dung: Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng năm viết nghị quyết, tên nghị quyết, các quy định làm căn cứ, nơi gửi quyết định theo đúng hình thức của văn bản hành chính.

+ Phần nội dung của nghị quyết: cần ghi rõ các nội dung theo điều khoản về thông tin theo chức vụ của người đang giữ vị trí người đại diện theo pháp luật và điều khoản về thông tin của cá nhân người được thay đổi giữ vị trí này. Ghi rõ các cá nhân, đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành nghị quyết.

+ Phần kết của nghị quyết: Người có thẩm quyền ký quyết định có trách nhiệm xác nhận, ký tên, đóng dấu.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu nghị quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ bảo hộ logo công ty, thủ tục thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đại diện theo pháp luật là gì?

Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng…

Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện là gì?

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Phạm vi đại diện được pháp luật quy định như thế nào?


1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.