Xin chào Luât sư 247, internet là một phần không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Vậy nước ta có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh về quản lý, cung cấp dịch vụ internet không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, quản lý, cũng cấp dịch vụ internet là một trong những đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và Nghị định 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Vậy chi tiết nghị định về quản lý cung cấp dịch vụ Internet là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Thông tin về hệ thống mạng internet nội bộ hiện nay
Hệ thống mạng internet nội bộ hay còn được gọi với cái tên phổ biến là mạng LAN, đây là hệ thống cho phép những thiết bị trong cùng hệ thống để làm việc và chia sẻ chung thông qua sợi cáp riêng biệt.
Hệ thống này được sử dụng phổ biến trong một phạm vi hẹp nào đó, nơi có kết nối bằng cáp LAN. Mạng internet nội bộ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.
Mạng LAN không chỉ cần thiết cho công việc, học tập mà còn cần thiết cho các hoạt động hàng ngày, kiến thức và kết nối trong thế giới này. Đặc biệt, mọi tổ chức, cá nhân muốn quản lý, kết nối dữ liệu nội bộ đều phải thông qua hệ thống mạng này.
Mạng nội bộ này cho phép chúng ta truy cập Internet bất cứ lúc nào để đạt được những mục tiêu cuộc sống khác nhau. Mạng này đem đến những hiệu quả tốt cho quản lý và đời sống.
Lợi ích của việc quản lý mạng internet nội bộ đối với tổ chức
Giúp nâng cao hiệu quả công việc
Lợi ích đầu tiên của việc bảo trì mạng nội bộ là nó có thể giúp cải thiện hiệu quả công việc theo những cách sau:
Việc giám sát và bảo trì thường xuyên giúp đảm bảo rằng bộ nhớ mạng bên trong, hệ thống được bảo vệ khỏi vi rút có hại và các thiết bị hệ thống được kiểm tra và sửa chữa thường xuyên.
Việc bảo trì hệ thống mạng nội bộ sẽ giúp khắc phục nhanh chóng sự cố có thể xảy ra, từ đó giúp các công ty, doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiếc. Đặc biệt phù hợp với các công ty công nghệ thông tin hoặc những nơi có yêu cầu cao hơn về bảo mật thông tin.
Giảm những tình huống rủi ro và giảm chi phí sử dụng
Lợi ích thứ hai của việc duy trì mạng nội bộ của bạn là nó có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí do các yếu tố sau:
Bạn chỉ cần trả một khoản phí nhỏ để bảo trì hệ thống mạng nội bộ thường xuyên. Tất nhiên, chi phí này sẽ ít hơn rất nhiều so với việc bạn bỏ ra chi phí nhiều hơn để mua một chiếc máy mới hoặc sửa chữa nếu nó bị hỏng.
Nếu có sự cố xảy ra, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian vào mạng nội bộ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hay xí nghiệp, việc tiêu tốn quãng thời gian khi không có mạng lưới sẽ dẫn đến giảm sút doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động. Sửa chữa càng nhanh, thời gian làm việc càng tốt.
Nâng cao hiệu quả công việc thông qua việc quản lý mạng internet đúng cách
Lựa chọn sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống mạng là cách để các doanh nghiệp, xí nghiệp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công việc.
Tối ưu hóa kết nối
Một vấn đề khác cần áp dụng khi bảo trì hệ thống mạng nội bộ là tối ưu hóa kết nối. Hãy nhớ rằng dữ liệu sẽ liên tục thay đổi tùy thuộc vào kết nối và quyền truy cập của người dùng, cũng như thiết kế mạng và số lượng máy tính đang hoạt động.
Giữ cho mạng nội bộ của bạn ổn định sẽ giúp kết nối và tối ưu hóa nhân viên hoặc khách hàng khi họ truy cập vào mạng nội bộ của bạn.
Bên cạnh đó, việc quản lý mạng internet nội bộ cũng là một trong những dịch vụ tốt, giúp bảo mật thông tin và an toàn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh ngày nay.
Nghị định về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet
Nghị định 72/2013/NDD-CP quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
Số hiệu: | 72/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 15/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2013 | |
Ngày công báo: | 31/07/2013 | Số công báo: | Từ số 443 đến số 444 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tiệm game, quán net phải cách trường học 200m
Từ ngày 1/9/2013, các địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải cách cổng trường tiểu học, THCS, THPT từ 200 m trở lên.
Tổng diện tích các phòng máy phải tối thiểu 50m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40m2 tại các đô thị loại IV, loại V và tối thiểu 30m2 tại các khu vực khác.
Bên cạnh đó, địa điểm cũng phải đáp ứng các điều kiện về biển hiệu, ánh sáng, phóng cháy chữa cháy, lệ phí… theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Nghị định 72 sẽ thay thế các quy định tại Nghị định 97/2008/NĐ-CP.
Tải nghị định 72/2013/NĐ-CP
Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 72/2013/NĐ-CP sử dụng dịch vụ Internet
Số hiệu: | 27/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 01/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2018 | |
Ngày công báo: | 16/03/2018 | Số công báo: | Từ số 441 đến số 442 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Từ 15/4: Mạng xã hội bắt buộc phải sử dụng 01 tên miền “.vn”
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Theo đó, quy định các trang mạng xã hội phải sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống thiết lập kỹ thuật mạng xã hội phải đảm bảo:
Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam để đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin tại thời điểm bất kỳ.
Lưu trữ tối thiểu 2 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải.
Tiếp nhận, xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
Phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng;
Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng.
Nghị định 27/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2018.
Tải nghị định 27/2018/NĐ-CP
Một số điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
Cụ thể, điều kiện về quản lý thông tin đối với mạng xã hội gồm: Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội; bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội; có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email); có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Điều kiện về quản lý thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp gồm: Có quy trình quản lý thông tin công cộng, trong đó, xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải; có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn; có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).
Nghị định cũng bổ sung điều kiện về tổ chức, nhân sự đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. Cụ thể, về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, Nghị định quy định phải có ít nhất 1 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 6 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ; có bộ phận quản lý nội dung thông tin. Về nhân sự bộ phận kỹ thuật, Nghị định yêu cầu bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 1 người đáp ứng quy định.
Ngoài ra, nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, so với Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì Nghị định 27/2018/NĐ-CP đã cắt giảm 11 điều kiện kinh doanh, 19 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin điện tử. Cụ thể: bỏ 5 điều kiện đăng kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; 6 điều kiện trong lĩnh vực hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội gồm: 4 điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin, 1 điều kiện về phương án tài chính bảo đảm thiết lập hệ thống thiết bị và 1 điều kiện quy định về điều kiện kỹ thuật đối với quy định về cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội; bỏ 2 thủ tục trong cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội; bãi bỏ 11 thủ tục trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Về thời gian cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được rút ngắn từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc.
Khi Nghị định 27/2018/NĐ-CP có hiệu lực, các quy định sau sẽ hiệu lực, bao gồm:
- Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
- Khoản 6, khoản 13 Điều 2; khoản 2, khoản 3 Điều 7; Điều 9; Điều 21 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet;
- Khoản 2, Khoản 5, Khoản 6 Điều 2; Điều 3; Điều 4; Điều 5; Điều 6; điểm a, b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7; Điều 8; khoản 1, 2, 5, 6 Điều 10 Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội;
- Khoản 1 Điều 3; Điều 4; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 27 Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Một số điểm hạn chế trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Thứ nhất, quy định pháp luật về các hành vi bị cấm đăng tải trên không gian mạng còn tản mạn, chưa có sự thống nhất
Thứ hai, chế tài xử phạt đối với các hành vi bị cấm đăng tải trên không gian mạng còn có những mâu thuẫn
Thứ ba, như đã trình bày, các hành vi bị cấm trên không gian mạng được quy định tại ba văn bản Nghị định số 72/2013/NĐ- CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP), Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018. Vi phạm các hành vi bị cấm liên quan đến sử dụng, lưu trữ, phát tán thông tin mạng sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 174/2013/ NĐ-CP. Tùy theo tính chất mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, vấn đề xử lý vi phạm đối với chủ thể không xác định sử dụng mạng xã hội nước ngoài vẫn chưa cụ thể
Thứ năm, Quy định đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều chi phí như chi phí để lắp đặt máy chủ, chi phí về nhân sự. Chính vì vậy, Luật An ninh mạng đã bỏ quy định này và nó chỉ còn là quyền của các doanh nghiệp theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/ NĐ-CP). Doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi đặt máy chủ, có thể là ở Việt Nam hoặc có thể là ở nước ngoài. Tuy nhiên, quy định này vẫn gây những khó khăn nhất định cho việc quản lý nội dung thông tin mạng.
Thứ sáu, các điều kiện về kỹ thuật đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội không được nghiêm chỉnh tuân thủ trong thực tế
Thứ bảy, xuất hiện tình trạng biến “mạng xã hội” thành “báo điện tử” nhưng việc áp dụng chế tài không thống nhất.
Thứ tám, việc áp dụng chế tài xử phạt phải căn cứ vào nhiều quy định trong các văn bản khác nhau.
Thứ chín, mặc dù pháp luật có quy định về việc cung cấp thông tin thật của cá nhân khi đăng ký trở thành thành viên của mạng xã hội nhưng quy định này chưa được thực thi một cách triệt để. Theo Điều 9 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) và theo điểm a khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng năm 2018, một trong những trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội là phải bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin người dùng thì mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để áp dụng được quy định này trên thực tế thì cần phải có sự phối hợp giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội và cơ quan nhà nước nhằm kiểm tra tính xác thực của thông tin như họ và tên, số chứng minh nhân dân/ số thẻ căn cước công dân… Nếu không thực hiện được điều này thì quy định trên vẫn chỉ là trên lý thuyết.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu trích lục cải chính hộ tịch năm 2022
- Cách viết đơn trình báo mất tài sản theo quy định 2022
- Hành vi giữ giấy tờ của người khác xử lý ra sao?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 khi tham gia lưu thông
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nghị định về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet hiện nay “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; cấp phép bay flycam; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp muốn kinh doanh Dịch vụ Mạng xã hội phải là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi được Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ mạng xã hội (ngành nghề kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh mạng xã hội một các hợp pháp.
Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp theo các quy định và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;
Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;
Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 5 Nghị định 27/2018/ NĐ – CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/ 2013/ NĐ – CP Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (Nghị định 27/2018/NĐ – CP). Chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email);
Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng;
Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thô
Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
Mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
Mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
Tên miền “.vn” phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.”