Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập của Luật sư 247!
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 102/2021/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 16/11/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí , Xuất nhập khẩu , Vi phạm hành chính , Kế toán-Kiểm toán , Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí , Bảo hiểm |
Tóm tắt Nghị định số 102/2021/NĐ-CP
Lập thiếu các nội dung bắt buộc trên hóa đơn bị phạt đến 08 triệu đồngNgày 16/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
Theo đó, bổ sung hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định vào nhóm các hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bị phạt tiền từ 04 – 08 triệu đồng. Đồng thời, bổ sung thêm trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn bị xử phạt 04 – 08 triệu đồng: Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế.
Bên cạnh đó, mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có). Theo quy định hiện hành, mức miễn tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hoá bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).
Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; kế toán, kiểm toán độc lập; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Xem trước và tải xuống Nghị định số 102/2021/NĐ-CP
Thông tin liên hệ với Luật sư
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
b) Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ;
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
c) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế;
Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.