Nghị định 82 xử phạt tảo hôn hiện hành năm 2022 như thế nào?

26/10/2022
Nghị định 82 xử phạt tảo hôn hiện hành năm 2022 như thế nào?
272
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có nghe thông tin từ báo đài rằng cấm hành vi tảo hôn. Vậy tảo hôn là gì, nghị định 82 xử phạt tảo hôn hiện hành như thế nào? Khi nào tảo hôn sẽ được công nhận là vợ chồng? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Tảo hôn là gì?

Căn cứ quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo quy định, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Mà theo quy định mới nhất hiện nay. Điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Cụ thể như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Nghị định 82 xử phạt tảo hôn hiện hành như thế nào?

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:

a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại;

b) Hành chính tư pháp, bao gồm: hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký biện pháp bảo đảm; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

c) Hôn nhân và gia đình;

d) Thi hành án dân sự;

đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Nghị định 82 xử phạt tảo hôn hiện hành năm 2022 như thế nào?
Nghị định 82 xử phạt tảo hôn hiện hành năm 2022 như thế nào?

Mức phạt hành vi vi phạm quy định về tảo hôn, tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Như vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:

– Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;

– Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

Có thể hiểu rằng, chỉ có thể bị xử phạt về hành vi tảo hôn khi Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định buộc bên tảo hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn cố ý tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật.

Tải xuống Nghị định 82 xử phạt tảo hôn

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Theo quy định trên thì nếu người nào tổ chức việc tảo hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ lên đến 02 năm.

Trường hợp nào tảo hôn được công nhận vợ chồng?

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp kết hợp trái với quy định pháp luật, trong đó có tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân.

Khi đó, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kết hôn bao gồm:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn

Tại khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn:

– Cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người tảo hôn;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Nghị định 82 xử phạt tảo hôn hiện hành năm 2022 như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay thủ tục mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục thì có bị xử phạt không?

Theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định. Tảo hôn là một trong những hành vi trái pháp luật và bị pháp luật cấm. Dù trong trường hợp không tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục vẫn phải chịu các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Huỷ kết hôn trái pháp luật do tảo hôn có hệ quả gì?

Sau khi được giải quyết việc huỷ kết hôn trái luật vì nam, nữ tảo hôn thì sẽ có hậu quả như sau:
– Các bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng trái luật trước đó.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ con vẫn còn tồn tại và sẽ được giải quyết như khi cha, mẹ ly hôn.
– Các quan hệ khác như tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa các bên sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự và các quy định khác. Tuy nhiên, dù giải quyết theo hướng nào thì cũng phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.

Tảo hôn gây ra hệ luỵ gì về môi trường giáo dục?

Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập. Việc thiếu kiến thức xã hội cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em cũng vì thế mà không được phát triển tối đa. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển chung về trí tuệ và tương lai của trẻ em.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.