Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân hiện hành năm 2023

27/02/2023
Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân hiện hành năm 2023
252
Views

Chính phủ đã ban hàng Nghị định 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định về việc Sửa đổi, bổ sung một số định của Nghị định 137/2015/NĐ-CP và hướng dẫn Luật Căn cước công dân năm 2014. Nghị định được ban hành đã có những quy định sửa đổi mới, quy định về việc công dân được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia, việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý dân cư và giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý dân cư một cách nhanh chóng, hiệu quả. Vậy chi tiết Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân quy định về những nội dung gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại thông tin bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:37/2021/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:29/03/2021Ngày hiệu lực:14/05/2021
Ngày công báo:10/04/2021Số công báo:Từ số 517 đến số 518
Tình trạng:Còn hiệu lực

Căn cước công dân là gì? Số Căn cước công dân có phải số định danh?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

– Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

– Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Căn cứ quy định tại Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân – được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Số định danh cá nhân sẽ gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết, không thay đổi và không trùng lặp với số định danh cá nhân của người khác.

Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Căn cứ quy định tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP và Thông tư 59/2021/TT-BCA thì số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, thể hiện các thông tin sau đây:

– 03 số đầu tiên: là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 59/2021/TT-BCA.

Ví dụ: mã Thành phố Hà Nội là 001; mã tỉnh Thừa Thiên Huế là 046; mã quốc gia Việt Nam là 000;…

– 01 chữ số tiếp theo: là mã thế kỷ sinh, mã giới tính của công dân – là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được áp dụng như sau:

+ Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

+ Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

+ Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

+ Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

+ Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

– 02 chữ số tiếp theo: là mã năm sinh của công dân: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.

Quy định về hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.

2. Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.

Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân
Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân

3. Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

4. Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin”.

Quy định về Thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương; tổ chức tín dụng; tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn quản lý khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

3. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

4. Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền cho phép cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.

Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thế nào?

1. Khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải nêu rõ lý do cần khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thời gian khai thác, thông tin cần khai thác và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thông tin thì có văn bản trả lời và cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Khai thác thông qua dịch vụ nhắn tin

Công dân thực hiện khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua dịch vụ nhắn tin theo hướng dẫn của Bộ Công an.

3. Khai thác qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh

a) Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo hướng dẫn về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ Công an;

b) Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định này thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn của Bộ Công an;

c) Người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này. Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thông tin thì cung cấp quyền truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.

Tải xuống Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết”

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân hiện hành chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định 37/2021 hướng dẫn luật căn cước công dân hiện hành năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Có bắt buộc công dân phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip hay không?

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
– Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (thẻ CCCD mã vạch theo mẫu cũ) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.

Thẻ CCCD bị sai thông tin, cần làm gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.”
Theo đó, khi CCCD gắn chip bị sai thông tin người dân phải thực hiện thủ tục đổi lại thẻ.

Thời gian nhận thẻ CCCD khi cấp mới, đổi mới làm bao nhiêu ngày?

Trường hợp cấp mới, cấp đổi:
+ Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.