Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập QSH toàn dân

30/09/2021
Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục xác lập QSH toàn dân.
588
Views

Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Số hiệu:29/2018/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:05/03/2018Ngày hiệu lực:05/03/2018
Ngày công báo:24/03/2018Số công báo:Từ số 471 đến số 472
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt Nghị định 29/2018/NĐ-CP

06 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Nội dung này được nêu tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Theo đó, tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:

– Bị tịch thu theo quy định;

– Vô chủ, không xác định được chủ, bị đánh rơi,…không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước, hàng hóa tồn động thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định;

– Của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận chuyển giao hoặc bị giải thể do vi phạm;

– Do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu,…nhưng chưa hạch toán NSNN và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước;

– Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;

– Được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án.

Nghị định 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2018, thay thế Nghị định 29/2014/NĐ-CP và Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009.

Xem trước và tải xuống Nghị định 29/2018/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng áp dụng của Nghị định 29/2018/NĐ-CP?

1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân bị tịch thu theo quy định của pháp luật?

Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu?

Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.
b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102.

Xem thêm: Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận