Nghị định 161 về xét tuyển đặc cách

13/07/2022
Nghị định 161 về xét tuyển đặc cách
430
Views

Xét tuyển đặc cách là hình thức xét tuyển không qua thi tuyển. Mục đích đưa một lượng lớn đội ngũ được đào tạo bên ngoài bổ sung và có quy chế riêng. Với dạng xét tuyển này sẽ cần một số trường hợp hay điều kiện cụ thể để chọn lọc. Đồng thời phải đảm bảo nội dung mà xét tuyển đặc cách theo quy định. Tìm hiểu rõ ràng điều này tại Nghị định 161 về xét tuyển đặc cách trong bài viết của Luật sư 247.

Nghị định 161 về xét tuyển đặc cách

Nghị định 161 về xét tuyển đặc cách
Nghị định 161 về xét tuyển đặc cách

Các trường hợp xét tuyển đặc cách

Tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP có quy định:

Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức quy định tại Điều 4 Nghị định này và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp sau:

– Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:

Người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;

Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;

Cán bộ, công chức cấp xã;

Người đang làm việc tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Điều kiện xét tuyển đặc cách

Căn cứ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, có quy định điều kiện xét tuyển đặc cách như sau:

1. Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định đối với các trường hợp sau:

a) Người có kinh nghiệm công tác theo quy định hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

b) Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này;

c) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt theo quy định, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.

2. Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản trả lời.

Quy định về xét tuyển đặc cách

Khi xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp những cá nhân đã có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm và người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch. Hội đồng kiểm tra sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
  • Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
  • Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
  • Các Ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:

  • Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
  • Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;
  • Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức thống nhất kết quả tiếp nhận vào viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi quyết định tuyển dụng theo thẩm quyền.

Việc tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp được quy định  trên để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên trong đơn vị sự nghiệp công lập thì quy trình tiếp nhận vào viên chức được quy định ở mục trên được thực hiện đồng thời với quy trình về công tác bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức không phải ban hành quyết định tiếp nhận vào viên chức mà quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng viên chức.

Kết luận:

Như vậy, đối với những quy định về việc xét tuyển đặc cách viên chức cần phải đáp ứng một số điều kiện nêu trên để có thể được tuyển. Mục đích của những quy định trên là nhằm xây dựng một hệ thống viên chức có đủ trình độ, học thức và nhân cách tốt để có thể cống hiến vào sự phát triển của đất nước. Từ đó góp phần đạt hiệu quả vào quá trình xây dựng đất nước ngày càng hiện đại, giải quyết được những vấn đề khó khăn trong quá  trình thực hiện các thủ tục hành chính cũng như chất lượng công việc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghị định 161 về xét tuyển đặc cách”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ cần chuẩn bị cho xét tuyển đặc cách là gì?

– Sơ yếu lý lịch viên chức (lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác);
– Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển (bản sao);
– Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ);
– Bản tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác (có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác).

Đối tượng của xét tuyển đặc cách là ai?

Chỉ áp dụng với người có ít nhất 05 năm làm ở vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên, phù hợp vị trí cần tuyển, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lưu ý trong hình thức xét tuyển đặc cách là gì?

Không thực hiện việc sát hạch, kiểm tra như khi xem xét vào viên chức không giữ chức vụ quản lý. Tuy nhiên, những đối tượng nêu trên phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm. Đồng thời, quyết định bổ nhiệm là quyết định tiếp nhận vào viên chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.