Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

01/12/2021
Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
422
Views

Nghị định 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Dưới đây là thông tin về Nghị định 16/2020/NĐ-CP của luật sư!

Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Đã biết 
Số hiệu:16/2020/NĐ-CPNgày đăng công báo:Đã biết 
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:03/02/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch

Tóm tắt Nghị định 16/2020/NĐ-CP

05 điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài

Đây là nội dung mới được Chính phủ hướng dẫn tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 03/02/2020.

Theo quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam, người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

Thứ nhất, có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai, có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba, việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

Thứ tư, việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

Thứ năm, không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/3/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 78/2009/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA, Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA, Nghị định 97/2014/NĐ-CP.

Xem trước và tải xuống Nghị định 16/2020/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ về quốc tịch phải nộp là bản sao thì nộp thế nào?

Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

Người thụ lý hồ sơ về quốc tịch có trách nhiệm gì?

Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ; thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; thì người thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính; thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả thế nào?

Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp; hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho người yêu cầu. Người yêu cầu trả kết quả qua hệ thống bưu chính; phải nộp chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Trên đây là nghị định 16/2020/NĐ-CP

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Xem thêm: Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận