Nghị định 143/2018/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc với NLĐ nước ngoài

01/12/2021
Nghị định 143/2018/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc với NLĐ nước ngoài
326
Views

Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Dưới đây là thông tin về Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Luật sư!

Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Đã biết 
Số hiệu:143/2018/NĐ-CPNgày đăng công báo:Đã biết 
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:15/10/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương , Bảo hiểm

Tóm tắt Nghị định 143/2018/NĐ-CP

Tới 2022, người lao động nước ngoài phải đóng 8% BHXH bắt buộc

Ngày 15/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc sau: ốm đau; thai sản; bảo hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Theo đó, từ ngày 01/01/2022, hàng tháng người lao động nước ngoài đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động cho người lao động nước ngoài như sau:

– 3% vào quỹ ốm đau thai sản;

– 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018.

Xem trước và tải xuống Nghị định 143/2018/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Nghị định 143/2018/NĐ-CP?

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định luật mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
c) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định luật nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
d) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi nào?

Được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở lại và cư trú tại Việt Nam. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng;

Trình tự, giải quyết chuyển đổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam?

1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam có nguyện vọng nhận trợ cấp một lần nộp đơn đề nghị cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Thông tin liên hệ với Luật sư

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Xem thêm: Quyết định 1399/QĐ-BHXH 2014 quy định về tổ chức thực hiện BHYT

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận