Thời gian vừa qua có thể thấy rằng liên tiếp xảy ra những vụ cháy nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến con người và tài sản, theo đó mà nhu cầu tìm hiểu các thông tin về biện pháp phòng, chống cháy nổ được nâng cao. Khi xảy ra sự cố cháy nổ thì việc am hiểu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với công tác cứu người và cứu tài sản, kiểm soát, ngăn ngừa đám cháy lan rộng. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phòng chống cháy nổ hiện hành tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 136/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 24/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2021 | |
Ngày công báo: | 07/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1125 đến số 1126 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như thế nào?
Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.
5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình là gì?
Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Tải xuống Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phòng chống cháy nổ
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể mới năm 2022
- Phương án chữa cháy theo Nghị định 136 quy định thế nào?
- Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng gồm những gì?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phòng chống cháy nổ hiện hành” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục xin ly hôn đơn phương… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy như sau:
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình phòng chống cháy nổ, cần triệt tiêu hoặc hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn hỏa hoạn. Để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
Luôn thường xuyên kiểm tra, thay thế các dây dẫn điện, thiết bị điện bị hỏng hóc. Với đồ vật điện, dây dẫn điện hỏng cần phải xử lý theo đúng quy trình.
Lắp đặt cầu dao điện, aptomat cho các thiết bị điện để ổn định nguồn điện.
Không để các chất dễ cháy, nguyên liệu, vật liệu dẫn điện gần nguồn lửa để đề phòng hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra.
Tắt các thiết bị điện, ngắt cầu dao điện, bếp ga trước khi rời khỏi nhà.
Thắp hương, thờ cúng cần đảm bảo không gian thoáng đãng, tránh những vật dễ cháy nổ.
Có thể xây tường, cửa bằng các vật liệu chống cháy, ngăn cháy để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, cháy nổ cần vận dụng các phương tiện, lực lượng tại chỗ để chữa cháy, cứu người, tài sản và liên lạc với lực lượng cứu hộ phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp 114.
Mỗi cơ quan, khu chung cư, gia đình nên lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy, chuẩn bị các trang thiết bị chữa cháy cần thiết như bình chữa cháy xách tay để chủ động chữa cháy nổ kịp thời.
Phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Thông qua việc tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh, đề phòng được những trường hợp dễ xảy ra cháy, những trường hợp xấu dễ xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiểu, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội.
Phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế rủi ro không mong muốn. Trong trường hợp có cháy xảy ra, hoạt động chữa cháy giúp tìm kiếm, cứu những nạn nhân của đám cháy, cứu tài sản, chống việc lửa lây lan gây cháy diện rộng,….
Phòng cháy chữa cháy giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau bằng cách thông qua các buổi tập huấn mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.