Nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường quy định thế nào?

27/05/2022
Nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường
1593
Views

Thưa Luật sư. Tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau. Tôi có mở một cử hàng ở nhà nhưng diện tích quá bé nên tôi có bày bán ra cả vỉa hè. Tôi thắc mắc là liệu có phải là lấn chiếm lòng lề đường hay không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè diễn ra khá phổ biến hiện nay, nhất là ở các khu vực đô thị đông đúc dân cư. Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán; không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông và nảy sinh nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường bộ. Vậy. Lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường. Mời bạn đọc theo dõi.

Căn cư pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lấn chiếm lòng lề đường có vi phạm pháp luật không?

Thuật ngữ “lấn chiếm lòng lề đường” không được định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hành vi lấn chiếm lòng lề đường được xác định là “hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ“. Một số hành vi có liên quan đến trường hợp của bạn như sau:

  • Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
  • Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
  • Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị

Theo quy định của nhà nước Việt Nam tại điều 36 văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH của Luật Giao thông đường bộ thì lòng đường và hè phố chỉ sử dụng với mục đích giao thông. Vì vậy, những hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm:

  • Tổ chức họp chợ, mua/bán – giao dịch hàng hóa trên phần đường bộ.
  • Phơi các loại nông sản hoặc những vật khác trên đường.
  • Lắp đặt biển quảng cáo tại phần đường của người đi bộ.
  • Đổ rác, phế thải không đúng vị trí quy định
  • Xây, đặt các bục, bệ trái phép trên đường.
Nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường
Nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường

Nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường

Việc lấn chiếm lòng lề đường để bán hàng rong là vi phạm quy định an toàn giao thông, và sẽ bị xử phạt hành chính tại điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các chế tài xử phạt đối với hành vi này được quy định tại Nghị định 100 cụ thể như sau:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức nếu bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

   – Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng.

   – Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

   – Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa;

Xử lí vi phạm lấn chiếm lòng lề đường

Theo Điều 55 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thì biện pháp “Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính” được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được tực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc các hình thức khác theo của pháp luật. Vì thế Công an trật tự, tổ dân phòng giúp việc đi cùng lực lương công an có quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính theo quy định.

Khi xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền không lập Biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định hình thức khắc phục hậu quả là thu dọn biển hiệu, hàng hóa vi phạm. Nghị định cũng không quy định rõ “thu dọn” là việc làm của người vi phạm hay cơ quan chức năng. Nên hành vi tịch thu hàng hóa trong trường hợp này là biện pháp không được quy định rõ ràng trong luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; tạm ngừng kinh doanh; đăng ký mã số thuế cá nhân…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè? 

Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì Cảnh sát trật tự trong quy định về phạm vi chức năng, nhiệm vụ  của mình được giao mà có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt thì sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về việc lấn chiếm vỉa hè theo quy định tại Điều 12 Nghị định này trừ các hành vi dựng rạp, cổng ra vào, lều quán, các loại tường rào và công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trong khu vực đô thị tại các cầu vượt, gầm cầu vượt, hầm đường bộ, hầm dành cho người đi bộ.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm dụng vỉa hè làm nơi trông, giữ xe?

Căn cứ Khoản 4, 5, 6, 7, 9 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp chiếm dụng vỉa hè dưới 05 m2  làm nơi trông, giữ xe: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
– Trường hợp chiếm dụng vỉa hè từ 05 m2 đến dưới 10 mlàm nơi trông, giữ xe: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
– Trường hợp chiếm dụng vỉa hè từ 10 mđến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
– Trường hợp chiếm dụng vỉa hè từ 20 mtrở lên làm nơi trông, giữ xe: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
Bên cạnh hình thức phạt tiền theo mức xử phạt đối với diện tích chiếm dụng nêu trên, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải đỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.