Ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc có được bồi thường không?

08/09/2021
Ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc có được bồi thường không?
512
Views

Tai nạn lao động là điều không thể tránh khỏi lúc lao động của người lao động. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được bồi thường tai nạn lao động. Với trường hợp ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc có được bồi thường không?. Liên quan đến vấn đề này; chúng tôi có nhận được câu hỏi như sau:

Em trai tôi là thợ xây tự do. Trong buổi tối, em ngã từ tầng 2 của công trình, không có lan can bảo vệ, khi đang phơi quần áo, bị chấn thương não. Gia đình tôi có thể yêu cầu cai thầu hoặc bên nào chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất của của em tôi không?. Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau.

Căn cứ pháp lý

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động

Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị phục hồi chức năng lao động.

Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động; có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền; ít nhất bằng 40% mức quy định đối với trường hợp bồi thường do lỗi người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu; để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động; được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.

Thực hiện bồi thường; trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn quy định.

Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị tai nạn lao động nếu còn tiếp tục làm việc.

Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc có được bồi thường lao động hay không?

Quy định hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp: tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 điều này.

Như vậy, với quy định nói trên, em trai bạn bị tai nạn là do bất cẩn, ngoài giờ làm việc và đang làm công việc cá nhân chứ không làm công việc do người sử dụng giao ngoài giờ làm việc nên không thuộc trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Xem thêm: Bị thương tại nơi làm việc do đánh nhau có được coi là tai nạn lao động ?

Trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động đối với lao động ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc

Pháp luật quy định chủ thầu phải có trách nhiệm cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cho công nhân xây dựng khi họ làm việc. Nếu không cung cấp trang bị bảo hộ mà người lao động bị tai nạn thuộc trường hợp theo điều 43 nói trên; thì người sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, với các công trình đang xây dựng; thì pháp luật không quy định nhà thầu có trách nhiệm phải lắp đặt lan can để an toàn cho người lao động. Do vậy, với trường hợp lao động ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc; người sử dụng lao động không có lỗi đối với vụ tai nạn; nên họ không có trách nhiệm phải bồi thường.

Theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, nếu lao động ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc bị tai nạn dẫn đến khuyết tật (người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn) ở mức khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, thì có quyền đề nghị Phòng Lao động và Thương binh xã hội ở địa phương xem xét trợ cấp hàng tháng cũng như được hưởng các quyền lợi khác như được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề…

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ngã khi phơi quần áo tại nơi làm việc có được bồi thường không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là tai nạn lao động ?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể; hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động; gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

Điều 5 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động như sau:
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời