Nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc?

14/08/2023
Nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc?
213
Views

Chào Luật sư, hiện nay những quy định liên quan đến đóng BHXH như thế nào? Tôi nghe nói có 02 loại là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Tôi đi làm cho công ty hiện tại đã hơn 02 năm nhưng vẫn chưa được đóng BHXH. Không biết hiện nay khi nào thì người sử dụng lao động đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc cho nhân viên. Tôi cũng có nhiều lần đề xuất về việc đóng BHXH nhưng sếp tôi cứ liên tục nói để xem lại chứ chưa hứa. Hiện nay liệu tôi có thể tự đóng BHXH cho bản thân được hay không? Nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc? Đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc có khác mức tiền hay không? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247. Nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm đến. Câu trả lời chi tiết sẽ có thông qua bài viết bên dưới đây nhé:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Hiện nay nhiều người có nhu cầu đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy chúng ta cần hiểu được bảo hiểm xã hội là gì và có ý nghĩa như thế nào. Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay có thể được hiểu như sau:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Và khi nào cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem mình thuộc nhóm đối tượng nào để có thể đóng BHXH.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?

Hiện nay bảo hiểm xã hội tự nguyện khá phổ biến và nhiều người thực hiện đóng BHXH tự nguyện như một khoản tiền tích lũy khi về hưu. Vậy bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào. Nội dung này hiện nay như sau:

Căn cứ Điều 4, Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất. BHXH bắt buộc người lao động sẽ được hưởng các chế độ bao gồm: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi hơn (không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động). Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn mà loại hình bảo hiểm này đem lại thì mọi người vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được luật quy định. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ khác nhau giữa các đối tượng tham gia. Mức đóng cũng như phương thức đóng cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là:

Căn cứ Điều 87, Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hôi tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người lao động đóng BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật và được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

– Hằng tháng;

– 03 tháng một lần;

– 06 tháng một lần;

– 12 tháng một lần;

– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

Nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc?

Hiện nay nhiều người quan tâm đến mức đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc. Câu hỏi đặt ra là nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc? Mỗi loại bảo hiểm sẽ có đặc điểm riêng và phù hợp cho từng loại đối tượng khác nhau. Chúng tôi xin được tư vấn đến bạn đọc như sau:

Trong khi các loại hình bảo hiểm nở rộ, nhiều ý kiến đã so sánh lợi ích giữa tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu với tham gia bảo hiểm nhân thọ, gửi tiết kiệm. Việc so sánh trực tiếp các sản phẩm không chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh, mà còn cho thấy nhận thức chưa đầy đủ về chính sách và vai trò của BHXH đối với việc bảo đảm an sinh xã hội.

Các tính toán cho rằng việc tham gia BHXH để hưởng lương hưu mang lại quyền lợi khi về hưu thấp hơn quyền lợi khi gửi tiết kiệm hoặc tham gia bảo hiểm nhân thọ trong 20 năm là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, giữa BHXH và gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm nhân thọ có sự khác biệt rất lớn.

Sự khác biệt lớn nhất là ở mục đích, BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận. Theo đó, quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ, nghĩa là không bị phá sản. Trong khi đó, các ngân hàng, công ty bảo hiểm thương mại hoạt động kinh doanh với mục đích sinh lời và có thể bị phá sản. Trong trường hợp ngân hàng, công ty bảo hiểm thương mại phá sản, tiền gửi tiết kiệm có thể bị mất trắng.

Một điểm khác biệt nữa, khi gửi tiết kiệm, người tham gia được hưởng một khoản tiền lãi xác định (theo kỳ hạn gửi), giá trị khoản tiền lãi sẽ ngày càng thấp do tác động của yếu tố trượt giá (lạm phát) và sau 20 – 30 năm, giá trị khoản tiền gốc còn lại rất ít. Điều này ngược lại với BHXH, khi tiền đóng BHXH được trả lại bằng việc điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua từng năm theo quy định của Chính phủ và trở thành căn cứ để tính lương hưu. Trong thời gian tham gia BHXH, nếu người tham gia BHXH qua đời, thì thời gian đã đóng BHXH được ghi nhận để tính hưởng chế độ tử tuất.

Mức lương hưu của người tham gia BHXH được điều chỉnh định kỳ theo mức tăng trưởng kinh tế và CPI. Trên thực tế, gần như hằng năm, Nhà nước đều điều chỉnh tăng lương hưu. Từ năm 2003 đến nay, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng 7,5 – 9,3 lần (tùy theo nhóm đối tượng) so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002.

Ngoài ra, trong toàn bộ thời gian hưởng lương hưu, người lao động được quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), được hưởng các quyền lợi khám, chữa bệnh bình đẳng mà không phụ thuộc vào mức phí tham gia, loại bệnh… Khi người hưởng BHXH qua đời, người lo mai táng còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm người hưởng BHXH qua đời, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp hằng tháng hoặc một lần). Đó chính là những ưu điểm vượt trội của BHXH.

Nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc?

Phân biệt BHXH tự nguyện và bắt buộc

Hiện nay thì Bảo hiểm xã hội bắt buộc và BHXH tự nguyện đều là hai loại hình BHXH được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Vậy 2 loại này sẽ có đối tượng, chế độ và trách nhiệm cho người tham gia như thế nào? Chúng tôi xin được tư vấn đến bạn đọc như sau:

Dưới đây, là một số tiêu chí phân biệt 02 loại bảo hiểm này:

Tiêu chíBHXH bắt buộcBHXH tự nguyện
Đối tượng tham gia– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;– Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;– Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Các chế độ– Ốm đau;– Thai sản;– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;– Hưu trí;– Tử tuất;– Hưu trí– Tử tuất
Trách nhiệm đóngKhi tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH.Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia tự đăng ký tham gia tại cơ quan BHXH.
Mức đóng hàng tháng– Người lao động đóng 9% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.– Người sử dụng lao động đóng 18,5% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.– Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở.
Phương thức đóngĐóng theo một trong các phương thức sau:– 3 tháng– 6 tháng– 12 tháng– Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàiĐóng theo một trong các phương thức sau:– Hàng tháng– 3 tháng– 6 tháng– 12 tháng– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.
Căn cứ pháp lýChương III của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Chương IV của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nên đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như quyền thừa kế đất đai không di chúc …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những ai?

Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là ai?

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện là gì?

Người tham gia sẽ được hưởng những lợi ích sau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
1 – Hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, nếu bạn đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH. Mức lương hưu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Lương hưu còn được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
2 – Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Bạn sẽ được miễn phí hoặc giảm giá khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
3 – Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia BHXH tự nguyện. Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm.
4 – Hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất khi chết. Người lo mai táng sẽ nhận được một khoản trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia chết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.