Có được cho phụ nữ mang thai nghỉ việc không?

12/08/2023
Có được cho phụ nữ mang thai nghỉ việc không
264
Views

Với sự phát triển của xã hội hiện đại,việc thực hiện bình đẳng giới trong xã hội ngày càng được quan tâm và chú trọng. Bởi vậy nên hiện nay người phụ nữ không chỉ ở nhà thực hiện các công việc nội trợ mà giờ đây họ đã tự bản thân tham gia lao động và đã góp phần cống hiến rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với đặc điểm là bên yếu thế, vậy nên trong rất nhiều quy định của pháp luật hiện nay đều mang tính nhận đạo và ưu tiên cho phụ nữ. Vậy thì pháp luật lao động hiện nay có quy định “Có được cho phụ nữ mang thai nghỉ việc không”?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Có được cho phụ nữ mang thai nghỉ việc không?

Người lao động nữ là một trong những đối tượng đặc biệt được quy định trong Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan. Theo đó, dựa theo đặc điểm về thể trạng, tâm sinh lý và việc thực hiện thiên chức làm mẹ của lao động nữ mà pháp luật có những quy định mang tính nhân đạo và ưu ái dành riêng cho đối tượng này, trong đó có các quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 137. Bảo vệ thai sản

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Ngoài ra:

  • Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
  • Mặt khác, theo Điều 140 về bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản thì lao động được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản;
  • Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Có được cho phụ nữ mang thai nghỉ việc không

Có được xử lý kỷ luật phụ nữ mang thai hay không?

Hiện nay với chính sách bình đẳng giới trong lao động, tỷ lệ lao động nữ ngày càng được cải thiện tại các cơ quan đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc trong các cơ sở sử dụng lao động. Việc thiết lập quan hệ lao động giữa lao động nữ và người sử dụng lao động thực hiện như thông thường theo quy định của pháp luật. Vì là đối tượng đặc biệt nên theo quy định của Bộ luật lao động đã thừa nhận và bảo vệ người lao động nữ, theo đó người sử dụng lao động có trách nhiệm đáp ứng để quyền của lao động nữ được bảo đảm.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn nghỉ 05 ngày không phép trong một tháng đã vi phạm nội quy lao động và thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải. Tuy nhiên vì bạn đang mang thai nên theo quy định thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động có thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cách xử lý khi công ty cho nghỉ việc khi mang thai

Trường hợp người lao động đang trong thời gian hợp đồng lao động mà bị cho nghỉ việc khi mang thai đồng nghĩa với việc công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bởi theo quy định về bảo vệ thai sản thì người sử dụng lao động sẽ không được cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc. Khi người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ việc vì lý do mang thai là trái quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật thì có thể thực hiện theo một trong các cách sau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

Cách 1: Khiếu nại quyết định sa thải

– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động đề nghị hủy quyết định sa thải.

– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính nếu không được giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó. Căn cứ: Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

Với tranh chấp về kỷ luật sa thải, người lao động có thể sử dụng cách này hoặc không.Căn cứ: Điều 188 BLLĐ năm 2019.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án

 Người lao động có quyền trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.Căn cứ: Điều 188 BLLĐ năm 2019.

Cách 4: Tố giác tới Cơ quan công an

Thực hiện tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra nếu hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động có dấu hiệu cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Riêng người sử dụng lao động nếu phát hiện ra việc sa thải của mình là sai thì cần khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục, người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động.

Và công ty phải bồi thường theo quy định, cụ thể:

  • Công ty sẽ phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày họ không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
  • Trường hợp người lao động muốn quay lại làm việc nhưng công việc theo hợp đồng giao kết không còn thì công ty phải bồi thường cho họ theo khoản trên và hai bên sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc: công ty phải trả cho bạn khoản bồi thường theo quy định trên và trợ cấp thôi việc.
  • Trường hợp công ty không muốn nhận lại bạn vào làm việc và bạn đồng ý: để chấm dứt hợp đồng lao động, công ty phải trả cho bạn khoản bồi thường trên cùng với trợ cấp thôi việc và một khoản bồi thường khác do hai bên tự thỏa thuận nhưng tối thiểu bằng hai tháng lương theo hợp đồng lao động.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Có được cho phụ nữ mang thai nghỉ việc không“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Có được bố trí làm thêm giờ cho phụ nữ mang thai từ tháng thứ 07 và phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Theo đó, người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ khi họ đang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Ngoài trường hợp này thì có thể sử dụng lao động nữ đang mang thai làm thêm giờ theo quy định về làm thêm giờ.
Riêng đối với trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động có thể đề nghị người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa và được người lao động đồng ý thì vẫn được.

Trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc?

Căn cứ khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản như sau:
Bảo vệ thai sản

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
Theo đó, người sử dụng lao động có thể cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc trong trường hợp sau đây:
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết,
– Người sử dụng lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người sử dụng lao động bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.