Ném mắm tôm vào nhà người khác; ném chất bẩn vào nhà người khác đều sẽ bị xử phạt theo quy định; đặc biệt hành vi ném đá vào nhà người khác có thể gây thương tích cho người trong nhà; đây là một hành vi nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Vậy theo quy định hiện nay hành vi ném đá vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Ném đá vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật
Ném đá vào nhà nhà người khác dù vì mục đích nào đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống người khác; ảnh hưởng đến sinh hoạt; công việc của gia đình đó. Thực tế các hành vi ném đá vào nhà người khác này thường xuất phát khi chủ nhà và bên kia có mâu thuẫn; hoặc rất nhiều trường hợp chủ nhà là con nợ chưa trả đủ tiền; nên các đối tượng ném đá để làm phiền, răn đe, cảnh cáo. Việc hàng ngày bị ném đá vào nhà khiến cuộc sống gia đình chủ nhà náo loạn; gây tâm lý sợ hãi hoang mang.
Hành vi ném đá vào nhà người khác sẽ gây thiệt hại làm hư hỏng tài sản của người khác, làm bẩn và gây mất vệ sinh chung…. người bị ném đá vào nhà sẽ bị ảnh hưởng tâm lý; không tập trung làm việc được và hơn hết ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và gia đình.
Từ những hệ quả xấu của hành vi ném đá vào nhà người khác cần được xử lý nghiêm minh; tùy vào hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự.
Ném đá vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi ném đá vào nhà người khác
Căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cố ý ném đá vào nhà người khác bị xử phạt như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi ném đá vào nhà người khác
Tội gây rối trật tự công cộng
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015; người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội gây rối trật tự công cộng.
Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng… thì phạt tù từ 02 – 07 năm.
Như vậy, hành vi ném đá gây mất trật tự nơi công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 07 năm.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Cụ thể, tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổi sung bới khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 quy định:Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản là di vật, cổ vật.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 – 10 năm.
Đặc biệt, nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 – 20 năm.
Hình phạt bổ sung được áp dụng với tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Ném đá vào cảnh sát bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hành i ném đá vào cảnh sát nếu làm bị thương người đó hoặc đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu hình sự về tội chống người thi hành công cụ. Hình phạt tội chống người thi hành công vụ được quy định tại điều 330 BLHS 2015. Theo đó, hình phạt đối với tội này là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy mức độ vi phạm, cụ thể:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vẽ sơn, ném bẩn lên nhà người khác sẽ bị phạt nặng
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
- Ném trứng thối vào người nổi tiếng trước đám đông thì phạm tội gì?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ném đá vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 3 Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu.
Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 gồm có:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Như vậy trẻ em từ đủ 14 tuổi trở lên mới bị phạt tiền về hành vi ném đá vào nhà hàng xóm.