Mức xử phạt khi lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy năm 2022

18/09/2022
Mức xử phạt khi lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy năm 2022
359
Views

Xin chào Luật sư 247. Chị gái tôi có liên quan đến một vụ án mua bán trái phép chất ma túy, hiện nay chị đang có bầu được 3 tháng. Tôi có thắc mắc rằng trong trường hợp này, chị tôi có được tạm hoãn hình phạt tù không và nếu được thì thời gian tạm hoãn là bao lâu? Bên cạnh đó, chị tôi còn bị lôi kéo sử dụng chất ma túy khi đang mang thai thì mức xử phạt khi lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Phụ nữ có thai được hoãn đi tù đến khi nào?

Hình phạt tù theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 là trong các hình phạt nghiêm khắc nhất của Nhà nước, hình phạt tù do Tòa án tuyên áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người đó.

Hình phạt tù được xác định có hai loại là hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tù chung thân.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhân đạo của nhà nước, thì pháp luật đã có quy định người phạm tội bị tuyên án phạt tù, trong một số trường hợp nhất định sẽ được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hoặc hoãn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

– Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

– Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, trường hợp chị của bạn bị tuyên án phạt tù thì đối với phụ nữ đang mang thai sẽ được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi con sinh ra đủ 36 tháng tuổi

Theo đó: Đối với trường hợp chị của bạn trong tình huống trên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy khi đang mang thai được 03 tháng, nếu bị tuyên án phạt tù thì chị của bạn sẽ được xem xét hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con được 36 tháng tuổi.

Lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy có bị đi tù không?

Căn cứ theo Điều 258 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

Mức xử phạt khi lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy
Mức xử phạt khi lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, theo quy định như trên, nếu người nào biết phụ nữ đang mang thai mà vẫn lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Ngoài ra người này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Cưỡng bức phụ nữ có thai sử dụng trái phép chất ma túy bị đi tù không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự 2015 về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo đó, người có hành vi cưỡng bức phụ nữ mà biết là phụ nữ đó có thai sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt từ 07 năm đến 15 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề ”Mức xử phạt khi lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thủ tục xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn…. hãy liên hệ: 0833.102.102..

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma túy là gì?

Các hành vi được cho là lôi kéo người khác sử dụng ma túy là:
Rủ rê, xúi giục, dụ dỗ người khác sử dụng ma túy để họ sử dụng trái phép chất ma túy một cách tự nguyện.
Dùng các thủ đoạn khác nhằm kích thích người khác sử dụng trái phép chất ma túy như: Cố ý sử dụng thử cho họ thấy; cung cấp thông tin để họ biết…

Mặt khách quan của tội phạm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy?

Đối với tội lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy;có các dấu hiệu sau đây:
Có hành vi rủ rê, dụ dỗ; xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy (thường là đối tượng tuổi còn trẻ; hoặc là người chưa thành niên) để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy
Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy (như sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…).

Khi nào áp dụng hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy?
Hình phạt này áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

Có tổ chức: là hình thức phạm tội có kế hoạch rõ ràng; cụ thể với sự tham gia của nhiều chủ thể, tạo thành một tổ chức liên kết, quy mô lớn, chặt chẽ;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi: được hiểu là người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, không kẻ gì đến danh dự, nhân phẩm; tư cách của một con người với mục đích nhằm thu lợi cá nhân;
Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
Đối với 02 người trở lên;
Đối với người đang cai nghiện;
Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
Tái phạm nguy hiểm: đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.