Mức xử phạt giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương năm 2023

12/01/2023
Mức xử phạt giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương năm 2023
385
Views

Hiện nay với thời đại công nghệ phát triển, việc tiếp cận thông tin dễ dàng theo đó mà việc bị sao chép, giả mạo những sản phẩm sở hữu trí tuệ cũng diễn ra không ít. Logo trang web hay còn được biết đén với thuật ngữ con dấu đỏ của trang web có vai trì quan trọng trong việc khách hàng và người xem truy cập vào trang web đó sẽ biết được rằng web được Bộ Công Thương cho phép hoạt động hay chưa, việc lâpj một website thì logo của web luôn được chú trọng nhiều tới. Vậy pháp luật quy định về việc đóng dấu web ra sao và mức xử phạt giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Ý nghĩa của logo đã đăng ký với Bộ Công Thương

Khi đã đăng ký thành công logo thì Bộ Công Thương sẽ có một con dấu màu đỏ ghi là: “ Đã đăng ký với Bộ Công Thương”. Và nó có ý nghĩa chủ sở hữu đó đã tạo ra một trang web online hoặc như một sàn giao dịch thương mại điện tử có cả người bán và người mua trao đổi với nhau về hàng hóa như: Shopee, lazada,tiki,…

Đăng ký logo của bạn với Bộ Công Thương sẽ nâng cao uy tín của công ty bạn. Điều này là khi website đã được đăng ký thành công với Bộ Công Thương , trên website của Bộ Công Thương sẽ hiển thị logo xác nhận bạn  đã đăng ký  thành công.

Điều này làm tăng độ tin cậy cho trang web thương hiệu của bạn . Khi đăng ký với Bộ Công Thương, khách hàng không lo gặp phải lừa đảo hay địa chỉ không tin cậy vì khi đăng ký với Bộ Công Thương phải nộp giấy phép kinh doanh đối với công ty đó hoặc CMND/CCCD đối với cá nhân 

Khi đã đăng ký thành công với Bộ Công Thương có nghĩa là tại thời điểm đăng ký trên trang web Bộ Công Thương đã được phép phân phối và quảng bá một cách hợp pháp, và bạn không vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc buôn bán các mặt hàng bị cấm .     

Giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương là gì?

Giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương Là việc một số website có gắn logo “ Đã đăng ký với Bộ Công Thương” nhưng trong hồ sơ lại chưa được chấp thuận hay chưa làm thủ tục đăng ký logo với Bộ Công Thương. Có thể xem đây là việc làm nguy hiểm và trái pháp luật trong khi đó quy định chưa hề cho phép việc này.

Trong đó, các hành vi làm  sai  lệch  thông  tin đăng ký  của sàn thương mại điện tử , ứng dụng thương mại điện tử cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như: giả mạo thông tin đăng ký không tuân thủ các quy định về hình thức.

Mức xử phạt giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương
Mức xử phạt giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương

Sử dụng logo của website/ ứng dụng  thương mại điện tử khi chưa được những Bộ Công Thương công nhận; Sử dụng các đường dẫn; biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website/ ứng dụng thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân; tổ chức; cá nhân khác; Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website/ ứng dụng  có gắn đường.

Mức xử phạt giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương năm 2023

Trên  thực tế,  nhiều  trang web và sàn thương mại điện tử chưa hoàn thành thủ tục đăng ký logo website với Bộ Công Thương. Kể từ đó, các công ty này đã làm sai lệch thông tin đăng ký thương mại điện tử trang web / ứng dụng thương mại điện tử. Theo quy định của  pháp luật,  hành vi  trên  vi  phạm  cài đặt trang web hay ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động. 

Theo Khoản 2 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng:

“Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a) Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khi thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
  3. b) Công bố thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  4. c) Sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
  5. d) Không cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh hoặc không giải trình về hoạt động của website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử theo quy định.”

Như vậy, hành vi giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công thương sẽ bị phạt tiền thấp nhất là 5.000.000 đồng và cao nhất là 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định xử phạt các hành vi vi phạm khác như vi phạm về hoạt động đấu giá trực tuyến, hành vi về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Mức tiền phạt quy định tại Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.

Ngoài bị phạt tiền, tùy từng hành vi có thể áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc thu hồi tên miền “.vn” hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Thẩm quyền xử phạt giả mạo logo đã đăng ký

Thẩm quyền xem xét và xử phạt về việc giả mạo logo đăng ký của Bộ Công Thương là Cục sở hữu trí tuệ. 

Trong đó các hành vi làm sai lệch thông tin đăng ký nền tảng thương mại điện tử hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các hành vi sau: giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức của nhà nước, quy trình thông tin đăng ký.

Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá độ uy tín website.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liÊn hỆ:

Vấn đề “Mức xử phạt giả mạo logo đã đăng ký với Bộ Công Thương năm 2023” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Công chứng tại nhà Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian đăng ký bảo hộ logo là bao lâu?

Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Văn bằng bảo hộ được hiểu là như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2015; Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Không đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sẽ có những hậu quả gì?

Không đăng ký logo thương hiệu có thể gây ra một số hậu quả như
– Không được độc quyền logo thương hiệu
– Không có quyền tài sản đối với logo thương hiệu
– Có thể bị cá nhân, tổ chức khác đăng ký mất logo thương hiệu
– Có thể bị ảnh hưởng uy tín, danh tiếng do có người sử dụng logo thương hiệu để kinh doanh, cung cấp những dịch vụ kém chất lượng, vi phạm pháp luật. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.