Mức xử phạt đối với việc sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông

11/12/2021
Mức xử phạt đối với việc sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông. Mức phạt khi không đăng ký xe? Mức phạt khi đi ngược chiều?
579
Views

Xin chào luật sư 247, em có vấn đề muốn nhờ luật sư giải đáp đó là: Trường hợp đi xe mà sử dụng ô (dù) thì có bị xử phạt vi phạt hành chính không? Và mức xử phạt đối với việc sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông là như thế nào? Dạo này trời hay đổ mưa cho nên nhiều lúc em phải dùng ô che lúc chạy xe vì quên mang áo mưa theo, có hôm thì em chở em gái ngồi sau che ô để hai đứa khỏi bị ướt. Nhưng bạn em nói là không được sử dụng ô (dù) khi đang tham gia giao thông nếu không sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Em không biết thông tin này có chính xác hay không nên rất mong luật sư có thể tư vấn cho em, xin cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư 247, chúng tôi tư vấn cho bạn cụ thể như sau

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Có được sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông không?

Bởi vì sợ bị dính mưa, không muốn cơ thể bị ướt khi thời tiết chuyển xấu mà rất nhiều người bất chấp nguy hiểm sử dụng ô (dù) trong khi đang điều khiển xe. Trên thực tế, việc cầm ô (dù) khi lái xe như thế sẽ khiến người điều khiển chỉ còn một tay để điều khiển xe, hoặc cho dù chỉ là người ngồi sau cầm ô (dù) nhưng sức gió trong thời tiết mưa bão sẽ ảnh hưởng tới sự thăng bằng của xe và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì mối đe dọa trong việc sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông như trên mà luật an toàn giao thông mới nhất hiện nay – Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có các quy định tại điểm c Khoản 3 và điểm b Khoản 4 Điều 30 như sau:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

b) Sử dụng ô;

Như vậy, tinh thần của pháp luật là cấm người điều khiển xe và người ngồi trên xe không được sử dụng ô (dù) khi đang tham gia giao thông đường bộ. Nếu bạn có hành vi vi phạm quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bởi các lực lượng chức năng cho nên thông tin mà bạn của bạn cung cấp là hoàn toàn chính xác.

Mức xử phạt đối với việc sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông

Trường hợp 1: Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)

Mức xử phạt hành vi vi phạm này được quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

Như vậy, nếu bạn chở người khác trên xe máy mà người đó sử dụng ô (dù) thì người đó có thể bị xử phạt tiền với mức phạt từ 100.000 đồng đến 2000.000 đồng.

Trường hợp 2: Người điều khiển xe sử dụng ô (dù)

Bởi vì trường hợp này ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm hơn cho nên mức xử phạt đối với trường hợp này cũng cao hơn so với trường hợp người ngồi trên xe dùng ô (dù). Theo đó, điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Vậy nếu bạn là người lái xe mà lại sử dụng ô (dù) thì có thể bị xử phạt tiền với mức phạt là từ 600.000 đồng đến 1000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu vi phạm quy định này mà gây ra tai nạn thì bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Mức phạt khi không đăng ký xe?

Trong trường hợp này, nếu đã sử dụng xe để tham gia giao thông thì đã vi phạm quy định của Luật giao thông đường Bộ và hiện nay hành vi đó là Điều khiển xe không có giấy đăng ký xe, quy định tại điểm a, khoản 4,điều 16, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông….

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)….

Mức phạt khi đi ngược chiều?

Trường hợp 1: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm qui tắc giao thông đường bộ.

Điểm b, Khoản 4, Điều 5 Nghị định 100/2019NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ….

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;….

Trường hợp 2:Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm qui tắc giao thông đường bộ.

Căn cứ vào Điểm i, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Trường hợp 3: Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm giao thông đường bộ.

Theo Điểm b, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức phạt là:

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Như vậy, tùy từng phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển họ có thể phải chịu các mức phạt khác nhau đối với lỗi vi phạm đi ngược chiều của đường một chiều.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Mức xử phạt đối với việc sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là vi phạm giao thông?

– Vi phạm pháp luật giao thông có thể hiểu là hành vi trái pháp luật giao thông; do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện; xâm hại tới trật tự an toàn giao thông; và các vấn đề khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Lỗi vi phạm giao thông đường bộ phổ biến mà nhiều người vi phạm hiện nay là:
– Không đội mũ bảo hiểm khi đang lưu thông
– Điều khiển xe máy vượt đèn đỏ
– Điều khiển xe vượt tốc độ cho phép
– Điều khiển xe chạy ngược chiều
– Chưa có giấy phép lái xe
– Không mang giấy tờ xe
– Chở quá số người quy định
– Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép
– Dùng điện thoại khi đang lưu thông trên đường
–  Không bật xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn đường

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận