Mức phạt tiết lộ danh tính người nhiễm HIV năm 2022

29/09/2022
Mức phạt tiết lộ danh tính người nhiễm HIV năm 2022
414
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi thấy rằng hiện nay, rất nhiều trường hợp thông tin người nhiễm HIV bị tiết lộ dẫn đến việc mọi người kì thị, xa lánh người nhiễm HIV. Tôi có thắc mắc rằng hành vi tiết lộ người nhiễm HIV khi chưa có sự đồng ý của họ có được pháp luật nghiêm cấm không? Mức phạt tiết lộ danh tính người nhiễm HIV hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Tiết lộ thông tin người nhiễm HIV khi chưa có sự đồng ý của họ là hành vi bị nghiêm cấm

Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (sửa đổi 2020) nghiêm cấm hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 luật này.

Những đối tượng được thông báo, tiếp cận thông tin người nhiễm HIV

Những đối tượng được thông báo thông tin người nhiễm HIV

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 30 Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (sửa đổi 2020) quy định những đối tượng được thông báo thông tin người nhiễm HIV, cụ thể như sau:

– Người được xét nghiệm.

– Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm.

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS.

– Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị; nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế.

Mức phạt tiết lộ danh tính người nhiễm HIV
Mức phạt tiết lộ danh tính người nhiễm HIV

– Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác.

– Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (sửa đổi 2020).
Những người được thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính có trách nhiệm giữ bí mật thông tin người nhiễm HIV, trừ người được xét nghiệm.

Những đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV

Căn cứ theo khoản 3 và khoản 6 Điều 30 Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (sửa đổi 2020) quy định về những đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV, cụ thể là:

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AID.

– Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thực hiện việc giám định, thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV.

– Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ sở y tế khi trực tiếp thực hiện việc thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV.

– Người được người nhiễm HIV đồng ý cho phép tiếp cận thông tin của chính người nhiễm HIV.

Những người được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV có trách nhiệm giữ bí mật thông tin người nhiễm HIV.

Mức phạt tiết lộ danh tính người nhiễm HIV năm 2022 là bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Không thực hiện việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng, thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình và dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật;

– Thu tiền đối với việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, trừ trường hợp có hợp đồng với chương trình quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ;

– Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên nếu nhân viên y tế chưa có sự đồng ý của người nhiễm HIV mà tiết lộ danh tính, thông tin của người này cho người khác biết, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật nêu trên, thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế trong trường hợp này còn bị buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV (trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai).

Bị nhiễm HIV có được miễn chấp hành hình phạt tù?

Theo quy định tại Điều 29 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù như sau:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Bên cạnh đó, tại đoạn 2 khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì bệnh hiểm nghèo được quy định như sau:

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên: Bị nhiễm HIV chưa chắc là sẽ được miễn chấp hành hình phạt tù. Bởi bị nhiễm HIV chỉ được miễn chấp hành hình phạt tù khi bị nhiểm HIV ở giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mức phạt tiết lộ danh tính người nhiễm HIV năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ công chứng hợp đồng sang tên nhà đất tại nhà… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cố ý lây truyền HIV cho người khác có bị đi tù không?

Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm c, khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Đối với 02 người trở lên;
– Đối với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
– Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
– Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, nếu người nhiễm HIV cố ý truyền bệnh cho người khác thì bị phạt tù với mức án nhẹ nhất là 01 năm tù giam, nặng nhất là 07 năm tù giam.

Người nhiễm HIV có những quyền gì?

Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
Học văn hoá, học nghề, làm việc;
Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người nhiễm HIV có những nghĩa vụ gì?

Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình.
Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.