Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội và một số loại bảo hiểm khác sẽ được hưởng một số quyền lợi, đặc biệt là hưởng lương khi về hưu. Thực tế, mức lương hưu một người nghỉ hưu được hưởng sẽ tùy thuộc vào số năm mà họ đóng bảo hiểm xã hội. Nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo luật định thì sẽ được hưởng lương hưu. Vậy mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Bộ luật lao động 2019;
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Điều kiện hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện
Lương hưu là các khoản trợ cấp dành cho người nghỉ hưu, trong đó có lương hưu. Theo quy định pháp luật, khi người nhỉ hưu đáp ứng các điều kiện luật định sẽ được hưởng lương hưu. Tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ Luật lao động 2019) quy định điều kiện hưởng lương hưu với người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ Luật lao động 2019 (Năm 2023, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 9 tháng, của lao động nữ là đủ 56 tuổi);
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Mức hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện
Pháp luật quy định, mức hưởng lương hưu sẽ tùy thuộc vào số năm đóng bảo hiểm xã hội. Theo khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tại thời điểm nghỉ hưu năm 2023, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện tại mục trên được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
- Lao động nam là 20 năm;
- Lao động nữ là 15 năm.
Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm.
Mức hưởng lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. |
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
(i) Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
(ii) Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại (i) được điều chỉnh như sau:
- Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t | Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
---|---|
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Trong đó:
- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
(Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP)
Đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm thì lương hưu nhận được bao nhiêu?
Nếu nghỉ hưu vào năm 2023, người lao động đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ là:
- Đối với lao động nam, đóng BHXH đủ 20 năm thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%;
- Đối với lao động nữ, đóng BHXH đủ 15 năm thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%; từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 5 năm thì được tính thêm 10%. Tổng cộng tỷ lệ hưởng lương hưu là 55%.
Ví dụ, nếu mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 7.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động sẽ bằng:
- Đối với lao động nam: Mức hưởng lương hưu hàng = 45% x 7.000.000 = 3.150.000 đồng/tháng.
- Đối với lao động nữ: Mức hưởng lương hưu hàng = 55% x 7.000.000 = 3.850.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức hưởng lương hưu sau 20 năm đóng BHXH tự nguyện cao hay thấp sẽ phục thuộc vào mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, nếu số tiền đóng càng cao thì khi về hưu, mức hưởng lương sẽ càng cao.
Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu năm 2023 là bao nhiêu?
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
(Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Mời bạn xem thêm
- Làm sao biết công ty nợ BHXH hay không?
- Trạm y tế có cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH không?
- Công ty nợ bảo hiểm xã hội rút BHXH 1 lần được không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được được quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được xác định như sau:
– Lao động nữ: Từ đủ 56 tuổi- Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 09 tháng.
Theo khoản 3 Điều này, mức lương hưu hàng tháng của người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có tháng lẻ:
– Lẻ dưới 06 tháng: Không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu.
– Lẻ từ 06 tháng trở lên: Giảm 1%.
Lưu ý: Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu như trên bằng mức lương cơ sở.
Hiện tại mức lương cơ sở áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng nên mức lương hưu hàng tháng thấp nhất là 1,49 triệu đồng.
Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích), hồ sơ bao gồm:
– Sổ BHXH.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động như trên.
– Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đối với trường hợp đang chấp hành hình mà thời gian bắt đầu tính chấp nhận hình phạt là từ ngày 01/01/2016 trở đi…