Mức hỗ trợ điện cho hộ nghèo năm 2022 là bao nhiêu?

13/09/2022
Mức hỗ trợ điện cho hộ nghèo năm 2022 là bao nhiêu?
632
Views

Xin chào Luật sư 247. Gia đình tôi đã được Uỷ ban nhân dân xã rà soát và cấp giấy chứng nhận hộ nghèo. Tôi có thắc mắc rằng gia đình tôi có được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt không? Mức hỗ trợ điện cho hộ nghèo hiện nay là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Tiêu chí hộ nghèo 2022 – 2025 như thế nào?

Tại điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 như sau:

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 02 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trong đó, các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được đánh giá theo phụ lục ban hành kèm Nghị định 07:
 

Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bảnNgưỡng thiếu hụt
Việc làmÍt nhất 01 người không có việc làm/có việc làm nhưng không có hợp đồng lao động.
Người phụ thuộc trong hộ gia đìnhTỷ lệ người phụ thuộc lớn hơn 50%.Người phụ thuộc gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi;
– Người cao tuổi;
– Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Dinh dưỡngÍt nhất 01 trẻ dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi.
Bảo hiểm y tếÍt nhất 01 người từ đủ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.
Trình độ giáo dục của người lớnÍt nhất một người từ 16 – 30 tuổi:
– Không tham gia các khóa đào tạo
– Không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục so với độ tuổi tương ứng.
Tình trạng đi học của trẻ emÍt nhất 01 trẻ em từ 03 – dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp độ tuổi.
Chất lượng nhà ởSống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc.Kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất 02 kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc.
Diện tích nhà ởDiện tích bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2.
Nguồn nước sinh hoạtKhông tiếp cận được nguồn nước sạch.
Nhà tiêu hợp vệ sinhKhông sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
Sử dụng dịch vụ viễn thôngKhông có thành viên nào sử dụng internet.
Phương tiện tiếp cận thông tinKhông có phương tiện tiếp cận thông tin:
– Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại;
– Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Như vậy, so với các năm trước, điều kiện về thu nhập bình quân đầu người/tháng đã được điều chỉnh tăng gấp đôi (từ 2016 đến hết 2021, tiêu chuẩn hộ nghèo ở nông thôn là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống, ở thành thị là từ 700.000 – 01 triệu đồng).

Gia đình thuộc hộ nghèo có được Nhà nước hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng không?

Trường hợp hộ nghèo thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 1 Thông tư 190/2014/TT-BTC quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành được hỗ trợ tiền điện như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Mức hỗ trợ điện cho hộ nghèo là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ điện cho hộ nghèo là bao nhiêu?

2. Đối tượng được hỗ trợ tiền điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt là một trong những hộ gia đình sau:

a) Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có (Sau đây gọi là hộ nghèo); Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có, không thuộc diện hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (Sau đây gọi là hộ chính sách xã hội).”

Căn cứ quy định trên, hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ tiền điện. Nên các đối tượng là hộ nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP sẽ được hỗ trợ tiền điện.

Mức hỗ trợ điện cho hộ nghèo năm 2022 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 190/2014/TT-BTC về mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện như sau:

“Điều 2. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện

1. Mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng. Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.

2. Phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: Chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

3. Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được thực hiện từ ngày 01 tháng 6 năm 2014 theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”

Như vậy, theo quy định nêu trên thì có thể thấy mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng theo quy định sẽ tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành hiện nay là 46.000 đồng/hộ/tháng.

Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng hoặc giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh. Hiện tại mức giá sinh hoạt bật 1 là 1.678 đồng/kWh (0-50kWh).

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Mức hỗ trợ điện cho hộ nghèo năm 2022 là bao nhiêu?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, công chứng ủy quyền tại nhà, dịch vụ nhận công chứng tại nhà…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian để được xét duyệt là hộ cận nghèo là bao lâu?

Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ cận nghèo phát sinh không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình.

Chính sách hỗ trợ về y tế đối với hộ nghèo như thế nào?

Theo quy định của Quyết định số 705/QĐ-TTg năm 2013, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, bao gồm:
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo;
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định số 797/QĐ-TTg năm 2012.

Chính sách về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên là hộ cận nghèo, hộ nghèo như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật giáo dục năm 2019, Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Theo Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh, sinh viên học tại các trường giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được miễn học phí.
Theo Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo được giảm 50% học phí.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.