Khi nào thì bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố

13/09/2022
Khi nào thì bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố
279
Views

Bị can là thuật ngữ được xuất hiện nhiều trên các văn bản pháp luật, trên thông tin các vụ án hình sự. Và một người hoặc pháp nhân chỉ được coi là bị can khi có quyết định khởi tố. Bởi tính chất của các hành vi vi phạm pháp luật khác nhau, nên có những vụ án, chỉ khi bị khởi tố, bị can mới biết được lý do vi phạm của mình là gì. Nhưng có một số trường hợp lại không như vậy. Vậy Khi nào thì bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố ? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Bị can là gì?

Bị can là một trong các chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tố tụng hình sự, tại Khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can như sau:

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, một cá nhân hoặc pháp nhân từ khi có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Nói cách khác, một người hoặc pháp nhân chỉ được coi là bị can khi có quyết định khởi tố. Quyết định này sẽ bao gồm các thông tin: Thời gian, địa điểm ra Quyết định khởi tố bị can; họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bị can, tội phạm bị khởi tố; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm….

Khi nào thì bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố
Khi nào thì bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố

Khi nào thì bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố?

Căn cứ Khoản 2a Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can như sau

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

Do đó, vấn đề được biết lý do mình bị khởi tố là một quyền của bị can, và nguyên tắc thông thường khi khởi tố vụ án và sau đó khởi tố bị can thì sau khi có quyết định khởi tố bị can thì bị can sẽ được quyền biết ly do mình bị khởi tố.

Ai có quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam?

Căn cứ Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can như sau

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Trong một số trường hợp nhất định, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân… cũng có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố bị can.

Cụ thể, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ra Quyết định khởi tố bị can đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về ”Khi nào thì bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố “. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách muốn tìm hiểu về thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân và thắc mắc về lệ phí đăng ký mã số thuế cá nhân cũng như muốn tham khảo về các dịch vụ pháp lý khác của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của bị can bao gồm

Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Có thể áp dụng biện pháp áp giải hoặc truy nã (nếu bỏ trốn) trong trường hợp bị can vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Khi nào khởi tố bị can?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Hình sự 2015, Cơ quan điều tra sẽ ra Quyết định khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi Quyết định knày kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định khởi tố bị can.

Cần sự có mặt của cha mẹ khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không?

Theo quy định tại Điều 421 được quy định như sau:
Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Như vậy Phải có mặt của cha mẹ khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.